[Chia Sẻ] Cách thay băng sau khi cắt bao quy đầu đúng cách

March 6, 2020
Bệnh nam khoa

Cách thay băng sau khi cắt bao quy đầu như thế nào? Có thể tự thay băng tại nhà sau cắt bao quy đầu không? … Đây được xem là những thắc mắc phổ biến mà nhiều người tò mò. Việc biết được cách thay băng sau cắt bao quy đầu có ý nghĩa quan trọng.

Nó giúp chúng ta thay băng đúng cách. Giúp vết thương nhanh lành, thời gian bình phục ổn định, không để lại sẹo xấu. Và không phải ai cũng biết cách thay băng sau khi cắt bao quy đầu. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của các bác sĩ về vấn đề này nhé!.

MỘT SỐ THẮC MẮC VỀ THAY BĂNG SAU KHI CẮT BAO QUY ĐẦU

Bác sĩ chuyên khoa nam học Đặng Tuấn Trình cho hay, thay băng sau khi cắt bao quy đầu là việc làm cần thiết. Bắt buộc phải thực hiện sau khi cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, nhiều người khá chủ quan. Họ cho rằng, cắt bao quy đầu là xong, chờ ngày vết thương lành. Thế nhưng, nếu như không chú ý thay băng gạc đúng cách.

Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sau thủ thuật. Và dù bạn có được thực hiện ca tiểu phẫu tốt đến đâu mà việc chăm sóc, thay băng không tốt. Thì hiệu quả của tiểu phẫu này cũng không đạt được.

Có thể bạn quan tâm tới:

>>> [Giải Đáp] Cắt bao quy đầu kiêng ăn gì - Nên ăn gì nhanh hồi phục?

>>> [Giải đáp] Cắt bao quy đầu bao lâu thì tiêu hết chỉ?

Ý nghĩa của việc thay băng gạc sau cắt bao quy đầu

Việc thực hiện các bước thay băng gạc sau cắt bao quy đầu có ý nghĩa quan trọng. Bởi cắt bao quy đầu là ngoại khoa, có sự hiện diện của vết thương hở. Do đó, nếu không thận trọng rất dễ bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng sau cắt bao quy đầu có thể do tay nghề, kỹ thuật của bác sĩ.

Ý nghĩa của việc thay băng bao quy đầu đầu gồm:

  • Đảm bảo vết thương được kiểm tra mỗi ngày sau khi thay băng
  • Giúp vết thương nhanh lành
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng sau cắt bao quy đầu

Với những ý nghĩa này, thì việc thực hiện thay băng sau khi cắt bao quy đầu là điều cần thiết. Do đó, chúng ta cần phải thận trọng thực hiện

Cắt bao quy đầu bao lâu thì không phải thay băng

Thường thì việc thay băng diễn ra hằng ngày sau khi cắt bao quy đầu. Và sau khi cắt chỉ thì bệnh nhân sẽ được tháo băng. Lúc này không cần phải thay băng gạc nữa. Thời gian này có thể từ 7-10 ngày sau khi làm thủ thuật. Tùy vào vết thương đã phục hồi như thế nào.

Ở một số trường hợp bệnh nhân có cơ địa lâu phục hồi. Lúc này thời gian thay băng có thể kéo dài hơn. Thay băng gạc sau cắt bao quy đầu cần được tiến hành đúng quy trình. Do đó, nam giới có thể trở lại cơ sở y tế để được thực hiện

Một số biểu hiện bất thường khi thay băng sau khi cắt bao quy đầu

Sau khi cắt bao quy đầu, nam giới có thể gặp phải tình trạng đau dương vật. Do thuốc gây tê tại chỗ đã hết nên nam giới gặp phải. Lúc này chúng ta có thể dùng thuốc giảm đau được kê theo đơn. Tình trạng đau này sẽ dần hết, vết khâu cũng dần khô miệng và lành.

Tuy nhiên, nếu như nam giới thấy các biểu hiện sau đây, thì cần lưu ý:

  • Đau nhức dương vật kéo dài
  • Sưng tấy
  • Chảy máu dương vật
  • Sốt
  • Có mủ
  • Dịch tiết ở vùng vết khâu có mùi hôi

Ngay lúc này, nam giới cần trở lại cơ sở y tế để khám. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng để xử lý kịp thời. Vì đây là dấu hiệu nhiễm trùng sau thủ thuật. Nếu không kịp thời xử lý sớm, có thể sẽ gây nhiễm trùng lan rộng. Thậm chí là hoại tử vùng bao quy đầu. Rất nguy hiểm.

Có nên thay băng sau khi cắt bao quy đầu tại nhà không?

Trên thực tế, việc thay băng gạc không quá khó. Nếu như bạn biết cách thực hiện thì nó khá đơn giản. Tuy nhiên, đối với vết thương sau khi cắt bao quy đầu. Các bác sĩ khuyên nam giới nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện. Hoặc nếu thay tại nhà thì người thực hiện thay băng cũng phải là người có trình độ chuyên môn.

Bởi, việc thay băng gạc sau khi cắt bao quy đầu không đơn thuần là thay băng, vệ sinh vết thương sau khi cắt bao quy đầu. Mà nó còn là việc đánh giá hiệu quả, tình trạng lành của vết thương. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra các tư vấn chăm sóc kịp thời nhất.

Nam giới có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa theo đường dây nóng: 0969 668 152 hoặc CHAT TẠI ĐÂY để được giải đáp cụ thể!!!

CÁCH THAY BĂNG SAU KHI CẮT BAO QUY ĐẦU ĐÚNG CÁCH

Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu được tiến hành an toàn, hiệu quả. Và để đảm bảo hiệu quả sau khi thực hiện, vết thương phục hồi tốt. Nam giới cần chú ý cách thay băng bao quy đầu sau cắt. Thường thì nam giới sẽ được hẹn trở lại cơ sở để thay băng hằng ngày.

Trường hợp điều kiện không cho phép, bệnh nhân có thể thay tại các cơ sở y tế gần nhà. Tránh phải di chuyển xa, gây đau đớn, khó chịu. Hướng dẫn thay băng sau khi cắt bao quy đầu đúng cách tại cơ sở y tế bao gồm:

băng vết thương sau khi cắt bao quy đầu

Chuẩn bị trước khi băng vết thương sau khi cắt bao quy đầu

Việc chuẩn bị các dụng cụ trước khi tự thay băng sau khi cắt bao quy đầu nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy trình. Do đó, chúng ta cần chuẩn bị tốt trước khi thực hiện.

Đối với bệnh nhân

Việc chuẩn bị về tâm lý cho bệnh nhân để họ hợp tác trong quá trình thay băng, rửa vết thương sau cắt bao quy đầu rất quan trọng. Nó giúp cho việc thay vệ sinh vết thương diễn ra nhanh chóng, sạch sẽ hơn. Theo đó đối với bệnh nhân chúng ta cần chuẩn bị.

  • Thông báo lịch thay băng gạc sau khi phẫu thuật và sau mỗi lần thay băng gạc
  • Đông viên bệnh nhân về tâm lý nếu như họ lo lắng, sợ hãi
  • Giải thích múc đích, lợi ích của việc thay băng sau khi cắt bao quy đầu
  • Để bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái, lộ vùng cần thay băng

Đối với cán bộ y tế thực hiện thay băng gạc

Việc chuẩn bị tốt cho cán bộ y tế giúp cho việc thay băng gạc diễn ra nhanh chóng. Giảm thiểu các nguy cơ nhiễm khuẩn. Cán bộ y tế là người được đào tạo và có kinh nghiệm thực hiện. Đối với cán bộ y tế cần chuẩn bị:

  • Đeo găng tay y tế vô trùng theo đúng quy trình
  • Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết đầy đủ và nhanh chóng
  • Bình tĩnh và thao tác linh hoạt

Chuẩn bị dụng cụ y tế phục vụ thay băng gạc sau cắt bao quy đầu

Các dụng cụ y tế phục vụ thay băng gạc sau khi cắt bao quy đầu bao gồm:

  • Gạc vô khuẩn (gạc lớn, gạc nhỡ và gạc thấm)
  • Căm panh và panh vô trùng
  • Kẹp phẫu tích, kẹp kocher, kéo
  • Dung dịch betadine
  • Cồn 70 độ
  • Natri clorid 0,9%
  • Thuốc đỏ, thuốc tím, xanh metylen
  • Bơm tiêm, kim tiêm để gây tê trường hợp có tổ chức hoại tử
  • Nilong lót khi thăng băng gạc
  • Găng tay sạch
  • Băng keo y tế
  • Kéo cắt
  • Xô đựng rác thải y tế

Các thao tác chuẩn bị này có đầy đủ, chu đáo thì quá trình diễn ra mới nhanh chóng và hiệu quả. Mặc dù tiểu phẫu cắt bao quy đầu là tiểu phẫu nhỏ. Và việc cách thay băng gạc sau khi cắt bao quy đầu cũng đơn giản. Nhưng chúng ta vẫn cần thận trọng và thực hiện đúng quy trình.

bác sĩ tư vấn sức khỏe uy tín

Tiến hành tự thay băng sau khi cắt bao quy đầu

Thông thường, các bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân trở lại cơ sở y tế ngay sau khi cắt bao quy đầu mỗi ngồi. Để thực hiện thao tác vệ sinh, thay băng gạc mới. Nó giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt với các vết thương hở thì càng phải lưu ý.

Sau bước chuẩn bị về tâm lý cho bệnh nhân, nhân viên y tế, dụng cụ y tế. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành thay băng gạc cho bệnh nhân. Thao tác tiến hành thay băng gạc sau khi cắt bao quy đầu bao gồm:

Tiến hành thực hiện thay băng rửa vết thương sạch (thay băng gạc thông thường)

Nhân viên y tế chuẩn bị dụng cụ, rửa sạch tay đúng quy trình y khoa, đeo găng tay y tế

  • Trải nilong xuống bàn phẫu thuật
  • Bệnh nhân nằm ở tư thế bộc lộ vết thương
  • Bỏ băng gạc cũ nhẹ nhàng, chậm rãi, tránh gây đau đớn
  • Trường hợp có dịch từ vết thương thì cần thấm sạch dịch
  • Kết hợp rửa vết thương cho ẩm rồi mới tiến hành tháo băng để tránh bị đau
  • Gắp gạc cũ trên bề mặt vết thương bỏ vào thùng rác y tế
  • Quan sát, đánh giá tình trạng của vết khâu sau cắt bao quy đầu
  • Dặn dò bệnh nhân về cách giữ gìn vết thương
  • Thu gọn dụng cụ, tháo găng tay y tế, ghi phiếu chăm sóc cho bệnh nhân

Tiến hành thực hiện thay băng rửa vết thương nhiễm khuẩn

Đối với thương bị nhiễm khuẩn sau khi cắt bao quy đầu. Chủ yếu bắt nguồn từ việc không thay băng gạc, để vết thương bị ướt, dính nước,…Lúc này cách thay băng gạc cần phải thận trọng hơn. Để tiến hành thay băng gạc sau khi cắt bao quy đầu bị nhiễm khuẩn. Chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ y tế tương tự thay băng gạc thông tường.

Thao tác bao gồm:

  • Cởi bỏ gạc cũ, nếu bị khô dính thì có thể cho một chút nước ấm sạch để làm mềm. Khi gỡ băng gạc sẽ không bị đau
  • Đánh giá tình trạng vết thương bị nhiễm khuẩn như thế nào
  • Tiến hành rửa vết thương từng chút một, từ trong ra ngoài
  • Dùng gạc thấm bớt dịch trong vết thương nếu có mủ
  • Rửa bằng dung dịch rửa, sát khuẩn, oxy già
  • Dùng kéo cắt bỏ tổ chức hoại tử (nếu có)
  • Dùng kéo cắt một nốt để lại 1 nốt vùng nhiễm khuẩn
  • Dùng kẹp phẫu tích không mấu tách nhẹ miệng vết thương
  • Dùng miếng gạc để thấm dung dịch vào vết thương để lấy sạch mủ dịch
  • Rửa vết thương tử trong ra ngoài khi nào miếng gạc sạch thì thôi
  • Không chà xát mạnh
  • Đắp miếng gạc vô khuẩn khô lên bề mặt vết thương và băng lại
  • Dặn bệnh nhân về cách chăm sóc, giữ gìn vết thương
  • Thu dọn dụng cụ, tháo găng tay, rửa tay và ghi phiếu chăm sóc cho bệnh nhân

Cách thay băng sau khi cắt bao quy đầu khá đơn giản. Nó giúp giữ cho vết thương luôn sạch sẽ. Lấy đi các chất dịch, máu khô. Thúc đẩy quá trình làm liền vết thương. Tránh sự tấn công của các tác nhân gây viêm nhiễm.

Chính vì thế, nam giới khi thực hiện cần được tiến hành một cách an toàn. Người thực hiện phải là người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm. Việc thay băng sau khi cắt  bao quy đầu cần khéo léo, tỉ mỉ để tránh gây tổn thương vết khâu. Hay làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

vệ sinh sau cắt bao quy đầu

CÁCH VỆ SINH SAU KHI CẮT BAO QUY ĐẦU

Bên cạnh cách thay băng sau khi cắt bao quy đầu đúng cách. Thì việc vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu cũng rất quan trọng. Nó cũng cần được thực hiện đúng, đủ. Để giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến vết thương, thời gian hồi phục của vết thương.

Và việc vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu đúng, khoa học có thể giúp cho vết thương nhanh bình phục hơn. Hiệu quả của thủ thuật cắt bao quy đầu từ đó được nâng cao.

Theo đó, cách vệ sinh chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu bao gồm:

  • Lựa chọn trang phục phù hợp: mặc đồ thoáng mát, rộng rãi. Nhằm giảm ma sát và tổn thương đến đầu dương vật
  • Không làm ướt băng gạc trong khi sinh hoạt, đặc biệt là sau khi đi tiểu
  • Kiêng quan hệ trong vòng 1 tháng. Vì nó làm tăng nguy cơ đứt, chảy máu, nhiễm trùng sau cắt bao quy đầu
  • Không tiếp xúc với văn hóa phẩm, hành vi khiêu dâm để dương vật cương cứng
  • Không nhịn tiểu quá lâu
  • Không lao động nặng, làm việc quá sức
  • Không nên đứng quá lâu
  • Dùng thuốc theo đơn, vì trong đơn có thuốc kháng sinh, kháng viêm giúp giảm đau nhức, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn

Như vậy, trên đây chúng tôi đã tư vấn cho nam giới cách thay băng sau khi cắt bao quy đầu hiệu quả. Những thông tin này chỉ mang tính cung cấp kiến thức. Còn việc thực hiện thì bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn, thực hiện hiệu quả hơn. Giảm các nguy cơ biến chứng đáng tiếc do thay băng gạc sai cách.

Nếu còn bất cứ những băn khoăn nào cần giải đáp. Chúng ta có thể đặt câu hỏi Tại đây, các chuyên gia sẵn sàng tư vấn cho bạn miễn phí.

Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

DMCA.com Protection Status