TRĨ NỘI A - Z: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

June 6, 2020
Sống khỏe

Ai trong chúng ta cũng có thể mắc bệnh trĩ, nhất là những người thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động. Căn bệnh này được chia thành 3 dạng là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ nội là dạng trĩ có tỉ lệ người mắc bệnh nhiều chỉ sau trĩ ngoại.

Trĩ nội là gì? Làm cách nào để nhận biết trĩ nội? Trĩ nội có chữa được không? Cách chữa trĩ nội như thế nào?... Nếu bạn đang băn khoăn với những câu hỏi này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn các thông tin bệnh trĩ nội để có hướng nhận biết và chữa trị hiệu quả.

TRĨ NỘI LÀ GÌ?

Bệnh trĩ (lòi dom) là một diện bệnh xảy ra ở trực tràng, hậu môn. Đây là hậu quả của việc áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn tăng lên khiến cho các tĩnh mạch bị ứ đọng máu. Tình trạng này sẽ khiến cho người bệnh khó chịu và đau, đặc biệt là khi ngồi.

Hiện nay, bệnh trĩ thường được chia làm 2 dạng chính, tùy thuộc vào vị trí xảy ra, bao gồm:

  • Trĩ nội: Là tình trạng xảy ra ở các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng.
  • Trĩ ngoại: Là tình trạng liên quan đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn.

Với những trường hợp bị mắc đồng thời cả trĩ nội và trĩ ngoại thì thường được gọi là trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ không quá nguy hiểm và không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nó sẽ gây ra nhiều sự phiền toái, đau đớn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống nếu không được chữa trị kịp thời.

benh tri noi la gi nguyen nhan trieu chung cach dieu tri

Nguyên nhân gây trĩ nội là do đâu?

Chắc hẳn nhiều người khi bị mắc bệnh trĩ nội thường băn khoăn không biết vì sao mình mắc bệnh? Nguyên nhân bệnh trĩ là gì? Thực ra, các nguyên nhân gây bệnh trĩ nội rất đơn giản, thường bắt nguồn từ các thói quen sinh hoạt hàng ngày mà chúng ta ít khi để ý đến như:

  • Do chế độ ăn uống:

Ăn ít chất xơ là nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ. Bởi việc thiếu chất xơ trong cơ thể sẽ khiến cho việc tiêu hóa trở nên kém hơn, phân đào thải ra bên ngoài kém và dẫn tới táo bón. Tình trạng này khi kéo dài quá lâu sẽ dễ hình thành bệnh trĩ nội.

  • Uống ít nước

Cơ thể chúng ta khoảng 80% là nước. Nó có công dụng giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng cũng như tăng tuần hoàn máu cho cơ thể. Khi bạn không uống đủ nước mỗi ngày sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu nước. Và nó cũng khiến cho phân thải ra bên ngoài khó khăn hơn và dẫn tới bệnh trĩ.

  • Ngồi nhiều, ít vận động:

Khi cơ thể ít vận động, việc lưu thông máu đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể sẽ trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, nếu bạn ngồi quá lâu, trong thời gian dài sẽ khiến cho máu không bơm đủ lượng cần thiết cho vùng chậu. Điều này khiến vùng chậu mất đi sự đàn hồi và dẫn tới bệnh trĩ.

  • Ảnh hưởng của tâm lý:

Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài quá lâu sẽ sinh ra một chất gây áp lực lên cơ thể. Đó là lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, gây ức chế tới hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, làm giảm sút sự đàn hồi, co giản cơ vùng hậu môn. Và hệ quả là dẫn tới bệnh trĩ.

  • Bị táo bón, tiêu chảy kéo dài:

Việc bị táo bón hay tiêu chảy trong một thời gian dài, liên tục sẽ khiến cho thành tĩnh mạch ruột bị tổn thương. Nó gây ức chế lên thành vùng xương chậu, hậu môn và dẫn tới bệnh trĩ. Theo thống kê, có tới hơn 70% người mắc bệnh về đường ruột có nguy cơ bị bệnh trĩ.

  • Tuổi tác:

Khi tuổi tác càng cao, sự đàn hồi cơ vòng thường kém hơn khiến tĩnh mạch không được co giãn bình thường, dễ bị sa xuống hậu môn. Nó sẽ dẫn đến tình trạng táo bón và các bệnh về trĩ như trĩ nội hay trĩ ngoại.

  • Mang thai

Có khoảng 80% phụ nữ mang thai bị trĩ. Bởi khi mang thai, lượng máu sẽ lưu động nhiều hơn để cũng cấp đủ cho thai nhi phát triển. Ngoài ra, khi trọng lượng thai càng lớn, áp lực lên vùng chậu sẽ càng tăng khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng dễ bị phù, sa lồi tĩnh mạch và dẫn tới bệnh trĩ nội. Khi “vượt cạn”, thai phụ phải dùng sức lớn để đẩy thai ra ngoài và nó cũng khiến cho các tĩnh mạch, mao mạch vùng chậu bị tác động lớn, làm bệnh trĩ trở nên nặng nề hơn.

Bệnh trĩ có lây không? Trĩ nội không phải là bệnh lây nhiễm. Bởi vậy, hoàn toàn không có khả năng bệnh lây truyền từ người này sang người khác.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ nội

Trĩ là căn bệnh có tỉ lệ người mắc bệnh rất cao. Theo thống kê, có tới ¾ dân số bị mắc bệnh trĩ ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời, kể cả ở nam và nữ.

Đặc biệt những đối tượng sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh sớm và cao hơn cả:

  • Người thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động, làm việc văn phòng
  • Phụ nữ mang thai
  • Người trong độ tuổi từ 45 – 65 tuổi
  • Người bị tiêu chảy, táo bón mãn tính
  • Người bị thừa cân, béo phì
  • Người có quan hệ tình dục qua đường hậu môn
  • Người có chế độ ăn ít chất xơ
  • Người có tiền sử u vùng tiểu khung như: u đại trực tràng, u ở tử cung...

[HƯỚNG DẪN] CÁCH NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG TRĨ NỘI

Việc nhận biết các dấu hiệu bệnh trĩ nội đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị bệnh bằng cách nào để mang lại hiệu quả tốt nhất.

tri noi la gi

Cách nhận biết bệnh trĩ sớm qua các dấu hiệu dưới đây.

  • Chảy máu hậu môn

Khi đi đại tiện, các bạn có thể thấy có chút máu dính ở phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh. Lượng máu nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Có thể nhỏ từng giọt hoặc phun thành tia.

  • Táo bón lâu ngày

Táo bon là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu bạn bị kéo dài, khó đi đại tiện, việc đào thải phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến bạn phải ngồi hàng giờ trong nhà vệ sinh, … Nguy cơ bị bệnh trĩ khá cao.

  • Ngứa ngáy, đau rát hậu môn

Ngứa ngáy và đau rát vùng hậu môn là biểu hiện khá rõ của bệnh trĩ nội. Nguyên nhân là bởi vì các búi trĩ bị tổn thương do táo bón lâu ngày, kèm theo chảy máu, dỉa dịch nhầy mỗi lần đi đại tiện. Khiến vùng hậu môn bị ngứa ngáy, đau rát.

  • Sa búi trĩ ra bên ngoài

Đây là triệu chứng khi trĩ nội ở cấp độ 4. Lúc này các búi trĩ phát triển và sa ra bên ngoài. Chúng có màu tím, đen, hoặc màu sẫm.

Trên thực tế, bệnh trĩ nội thường phát triển qua 4 cấp độ. Và ở mỗi cấp độ, bệnh sẽ có các triệu chứng nhận biết các nhau, bao gồm:

Dấu hiệu của bệnh trĩ nội cấp độ 1

Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh trĩ nội nhưng cũng là cấp độ khó nhận biết bệnh nhất bởi các triệu chứng bệnh chưa quá rõ ràng. Thông thường, khi mới khởi phát, người bệnh có thể phát hiện bệnh qua một số triệu chứng như:

  • Có cảm giác chưa đi hết khi đại tiện.
  • Đi ngoài ra máu nhưng lượng máu ít, chỉ một vài giọt dính trên phân hay ở giấy vệ sinh.
  • Có dịch nhầy chảy ra khiến hậu môn trở nên ẩm ướt, khó chịu

Trong giai đoạn này, nếu người bệnh không phát hiện và chữa bệnh trĩ sớm. Tình trạng bệnh có thể phát triển nặng hơn. Gây khó khăn hơn trong việc điều trị trĩ.

Nhận biết trĩ nội cấp độ 2

Khi bước sang cấp độ 2, các triệu chứng bệnh trĩ nội đã tương đối rõ ràng, dễ nhận biết hơn:

  • Xuất hiện các cục thịt thừa ở hậu môn, được gọi là búi trĩ. Các búi trĩ này bắt đầu sa ra thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn (sa trĩ).
  • Khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào bên trong.
  • Đại tiện ra máu tươi, lượng máu nhiều hơn giai đoạn trước, có thể nhận biết khi quan sát ở giấy vệ sinh hoặc phân.
  • Có cảm giác đau rát, ngứa ở hậu môn nhưng mới chỉ ở mức độ vừa phải, chưa làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Thường ở cấp độ này, người bệnh rất e ngại việc thăm khám do xấu hổ. Điều này khiến cho bệnh dễ dàng phát triển nặng hơn và gây ra nhiều sự khó khăn cho việc chữa trị về sau.

Triệu chứng của bệnh trĩ nội cấp độ 3

Khi bệnh trĩ chuyển sang cấp độ 3, các triệu chứng bệnh bắt đầu gây ra nhiều sự xáo trộn cho cuộc sống và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người bệnh.

  • Ở cấp độ này, lượng máu khi đi đi đại tiện thường ra nhiều hơn, có thể chảy thành từng giọt.
  • Các biểu mô búi trĩ dày và phát triển to hơn, có màu đỏ sẫm, bề mặt thô.
  • Búi trĩ đã sa ra ngoài nhiều làm cơ thắt hậu môn bị nhão. Không chỉ sa ra ngoài lúc đại tiện mà ngay cả khi người bệnh ho hoặc vận động mạnh. Chúng không thể tự thụt trở lại nếu người bệnh không dùng tay nhét búi trĩ vào.
  • Có cảm giác đau, rát nhẹ khi ở trạng thái bình thường và đau nặng khi đi đại tiện.

Đây là giai đoạn cuối cùng mà người bệnh có thể chữa trị bằng cách sử dụng thuốc. Nếu không được điều trị, bệnh trĩ nội sẽ phát triển theo chiều hướng xấu và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Trĩ nội độ 4 có nguy hiểm không?

Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ nội. Ở thời điểm này, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều triệu chứng trĩ nội vô cùng khó chịu như:

  • Tần suất búi trĩ sa ra ngoài hậu môn nhiều và thường xuyên hơn. Búi trĩ không thể tự thụt vào mà cần dùng tay để đẩy vào bên trong ống hậu môn.
  • Cảm giác đau, rát hậu môn ngày càng nặng nề, kể cả khi người bệnh đứng ngồi hay nằm.
  • Búi trĩ dễ bị tổn thương hoặc nhiễm trùng do bị ma sát với lớp vải khi đi lại, hoạt động.
  • Ra nhiều chất dịch có mùi hôi ở hậu môn
  • ...

Đặc biệt, khi bệnh trĩ đã phát triển đến giai đoạn này, người bệnh có nguy cơ đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: Ung thư hậu môn, hoại tử búi trĩ... nếu không được khám và chữa trị kịp thời.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ là gì?

Theo bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết. Bệnh trĩ nội giai đoạn đầu chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý, cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên nếu bạn không chữa trị sớm. Bệnh có thể biến chứng sang giai đoạn nặng và gây ra nhiều ảnh hưởng như:

  • Hứng chịu những đơn đau hậu môn

Ngay ở cấp độ 1-2 bạn đã chịu những cơn đau rát hậu môn. Nhưng chưa nhiều, nếu để nặng các cơn đau, khó chịu này xuất hiện nhiều hơn. Khiến người bệnh đứng ngồi không yên.

  • Nghẹt búi trĩ

Nếu bị trĩ nội độ 4, các búi trĩ sưng to mắc kẹt ở vùng hậu môn, làm chèn ép quá trình lưu thông máu. Khiến bạn bị tắc mạch, kho khăn khi đi đại tiện

  • Thiếu máu

Nếu bị nặng, nguy cơ bị thiếu máu do chảy máu hậu môn ngày càng nhiều. Lượng máu chảy ra khi đi đại tiện nhiều hơn. Nếu không kịp thời chữa trị có thể gây ra hiện tượng chóng mặt, hoa mắt, kiệt sức, …

  • Ung thư trực tràng, hậu môn.

Một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh trĩ nội. Đó là nguy cơ bị ung thư trực tràng, ung thư hậu môn đe dọa tính mạng người bệnh.

Trĩ nội có tự hết không? Bao lâu thì khỏi?

Hiện nay, số người mắc bệnh trĩ ngày càng tăng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Rất nhiều người đều băn khoăn không biết trĩ nội có tự hết không? bao lâu thì khỏi? Với câu hỏi này, bác sĩ chuyên gia Hậu môn – Trực tràng cho biết. Bệnh trĩ cũng giống các bệnh ở trực tràng – hậu môn khác đều KHÔNG thể tự cải thiện, tự khỏi được. Nếu như người bệnh không áp dụng cách điều trị nào.

Nếu như người bệnh e dè không điều trị bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn đầu, các bạn nên chủ động đi khám sớm để được điều trị sớm.

Các xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh trĩ?

Bệnh trĩ thường được chẩn đoán bằng cách kiểm tra khu vực trực tràng. Ngoài ra, bác sĩ cùng có thể áp dụng một số phương pháp khác để đưa ra những nhận định chính xác nhất về tình trạng bệnh như:

  • Xét nghiệm tìm máu trong phân
  • Soi đại tràng sigma
  • Soi hậu môn

Tùy thuộc vào kết quả khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh về tình trạng cụ thể của các búi trĩ, cũng như mức độ nặng nhẹ, các nguy cơ biến chứng và hướng điều trị phù hợp.

Tìm hiểu: CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NỘI HIỆU QUẢ

Bệnh trĩ, dù là trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp đều không dễ để điều trị. Tùy vào mức độ nặng nhẹ ở từng trường hợp mà bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh áp dụng các phương pháp khác nhau như:

Với trường hợp trĩ nội ở mức độ nhẹ

Thông thường, với những trường hợp bị trĩ nội ở mức nhẹ. Thì có thể điều trị tại nhà bằng cách một số phương pháp sau:

Chữa trĩ nội bằng thay đổi chế độ sinh hoạt

Duy trì chế độ ăn uống khoa học. Vậy trĩ nội nên kiêng ăn gì, nên ăn gì? Xây dựng chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để giúp phân mềm, dễ đào thải ra ngoài, từ đó làm giảm áp lực tác động lên búi trĩ.

Ngâm hậu môn vào nước ấm nhiều lần trong ngày Hoặc chườm nước đá để giúp giảm sưng búi trĩ

Tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa bệnh táo bón

Chữa bệnh trĩ nội – bằng phương pháp nội khoa

Bị trĩ nội uống thuốc gì nhanh khỏi? Là câu hỏi băn khoăn của nhiều người bệnh. Bởi bệnh trĩ ở vùng nhạy cảm, vì vậy việc mua thuốc bôi, thuốc uống sử dụng tại nhà là cách mà nhiều người áp dụng.

Thuốc được sử dụng chủ yếu là thuốc Tây y. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm triệu chứng do bệnh gây ra. Cụ thể một số loại thuốc như:

  • Thuốc bôi chữa trĩ: Cotri pro, proctology, Titanoreine, …
  • Thuốc dạng uống: Norepinephrine, epinephrine, phenylephrine, …
  • Đặt thuốc chữa trĩ: Witch hezal, avenoc, calmol, …
  • Có thể sử dụng một số loại thuốc làm mềm phân hoặc bổ sung chất xơ như: Psyllium (Metamucil); methylcellulose (Citrucel).
  • Dùng một số loại thuốc hoặc kem bôi để làm dịu cơn đau và ngứa của bệnh trĩ. Nhưng phương pháp này không nên sử dụng lâu dài vì có thể làm tổn thương da.

Ngoài ra tùy thuộc vào tình trạng mà có thể sử dụng thêm một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh đăc hiệu.

chua tri noi tai nha

Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng biện pháp dân gian

Phần lớn cách chữa trĩ nội tại nhà là sử dụng các thảo dược thiên nhiên giúp giảm triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên các bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Hơn nữa các mẹo này chỉ phù hợp với bệnh trĩ nội giai đoạn đầu. Khi áp dụng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, thời gian chữa bệnh kéo dài. Các mẹo chữa bệnh trĩ tự nhiên như:

  • Mẹo điều trị bệnh trĩ – bằng cách thoa dầu dừa vào hậu môn.

Dầu dừa là sản phẩm có nhiều tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa hậu môn, viêm do trĩ gây ra. Bởi trong nó có chứa nhiều hoạt chất chống oxi hóa, vitamin E và axit béo. Các bạn có thể bôi chút dầu dừa vào các búi trĩ khoảng 5-10 phút. Sau đó rửa sạch với nước.

  • Sử dụng gel nha đam

Nha đam không chỉ biết đến với công dụng làm đẹp. Mà nó còn có tác dụng chống viêm, giảm sưng ngứa hậu môn do bệnh trĩ. Các bạn có thể nấu nước nha đam uống hoặc thoa vào búi trĩ.

  • Đắp lá cây thiên lý – mẹo dân gian chữa trĩ tại nhà

Hoa và lá thiên lý không chỉ là dùng để chế biến món ăn. Mà lá thiên lý còn dùng để chữa bệnh trĩ sa dạ con. Theo y học cổ truyền thiên lý có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, sát khuẩn, làm lành vết thương, kháng viêm rất tốt.

Các bạn có thể lấy 1 nắm lá thiên lý, rửa sạch. Sau đó xay nhuyễn với 1 chút máu, chắt lọc lấy phần nước. Và dùng bông gòn thấm bôi xung quanh búi trĩ trong 10 phút. Sau đó rửa lại với nước ấm, kiên trì ngày 1-2 lần bạn sẽ cảm nhận hiệu quả.

Khuyến cáo từ chuyên gia

Việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào để chữa trĩ nội đều cần phải có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Bạn không nên tự ý dùng thuốc để chữa bệnh để tránh cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra, hiệu quả điều trị của phương pháp này thường phụ thuộc vào việcngười bệnh có chữa bệnh sớm không và có kiên trì điều trị hay không?

Với trường hợp trĩ nội ở mức độ nặng – Điều trị ngoại khoa tận gốc

Đối với những người bệnh có các biến chứng huyết khối thì cần phải can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật để loại bỏ hoặc giảm kích thước của búi trĩ như:

  • Thắt vòng cao su: Là phương pháp dùng một vòng bằng cao su để thắt đáy búi trĩ. Nút thắt này sẽ ngăn máu lưu thông đến búi trĩ, khiến búi trĩ bị xơ, teo lại và tự rụng đi.
  • Chích xơ: Là phương pháp tiêm một dung dịch hóa chất vào mạch máu để khiến búi trĩ co lại.
  • Quang đông hồng ngoại: Sử dụng dòng nhiệt để thu nhỏ búi trĩ.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng để cắt bỏ búi trĩ khi kích thước búi trĩ quá lớn và những phương pháp khác không mang lại hiệu quả.

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Để có thể chữa trị bệnh đạt hiệu quả cao, các bạn nên tuân thủ theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ nội hiệu quả

Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Để giúp bản thân phòng tránh được bệnh trĩ nội, các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên chú ý đến những vấn đề sau:

  • Bổ sung thêm các thực phẩm nhiều chất xơ vào bữa ăn hàng ngày như: trái cây tươi, rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám…
  • Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước khác như nước ép. Tuyệt đối không uống rượu bia.
  • Bổ sung chất xơ không kê đơn như metamucil hay citrucel
  • Cố gắng không rặn mạnh khi đi đại tiện
  • Không nhịn đi ngoài, nên đi vệ sinh ngay khi có cảm giác mắc.
  • Tập thể dục đều đặn, thường xuyên mỗi ngày
  • Hạn chế ngồi lâu, nhất là khi đi ngoài

Bệnh trĩ hay trĩ nội có thể xảy ra ở bất kỳ ai trong chúng ta. Và nó sẽ rất khó để điều trị một khi đã chuyển sang giai đoạn nặng. Bạn sẽ phải chấp nhận sống chung với bệnh suốt đời nếu không có sự can thiệp điều trị khi bệnh mới phát triển.

Do đó, một khi đã bị mắc bệnh trĩ, bạn gãy gạt bỏ sự mặc cảm, xấu hổ để chủ động đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Có như vậy, bác sĩ mới có thể kịp thời hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi sự phiền toái do căn bệnh này gây ra.

Bác sỹ Trần Văn Vỵ

Bác sĩ chuyên khoa ngoại cấp 1, chuyên gia về ngoại khoa có nhiều kinh nghiệm trong việc khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như:  Bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà,… Là bác sĩ có tay nghề trong điều trị các bệnh lý của nam giới như: Viêm nhiễm đường sinh dục (bao gồm: viêm tinh hoàn, viêm niệu đạo…) Các bệnh về tuyến tiền liệt, Rối loạn sinh dục (xuất tinh sớm, rối loạn cương dương…), mãn dục nam, Vô sinh – hiếm muộn….

Bài viết liên quan

No items found.
Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

DMCA.com Protection Status