Ngứa và nổi mụn ở vùng kín là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ. Hiện tượng này có thể do nguyên nhân sinh lý như vệ sinh kém hay mất cân bằng hormone. Nhưng nhiều trường hợp mọc mụn ở vùng kín sưng đau là do các bệnh lý tình dục nguy hiểm gây ra. Vậy mọc mụn ở vùng kín là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ điều này trong nội dung dưới đây.
Mọc mụn ở vùng kín là gì?
Mọc mụn ở vùng kín nữ là hiện tượng bất thường báo hiệu sức khỏe vùng kín có vấn đề. Vùng kín bị mọc mụn có thể kèm theo ngứa ngáy, sưng tấy, khí hư ra nhiều và mùi hôi vùng kín.
Tùy vào từng nguyên nhân mà mụn vùng kín có nhiều dạng như sau: mụn thịt, mụn nước, mụn mủ…
Cụ thể như sau:
- Mụn thịt
Mụn thịt xuất hiện có thể là do sự tiếp xúc hay ma sát mạnh ở vùng kín làm ống mồ hôi tại khu vực này tắc nghẽn. Lúc này chị em sẽ thấy có nốt mụn thịt, kích thước nhỏ, màu giống với màu da, chú ý đến những vùng da ở quanh mắt, nách, ngực, bụng xem có không.
- Mụn mủ
Đa phần chị em bị mụn mủ là do nhọt âm đạo gây nên khi cạo lông không cẩn thận hoặc do nội tiết trong cơ thể. Khi thấy các nốt mụn mủ ở vùng kín chị em không nên tự ý nặn hoặc nắn bóp để lấy nhân mụn tránh nguy cơ bị nhiễm trùng lan rộng. Nếu sau 2 tuần tình trạng không đỡ và lan rộng kèm theo triệu chứng sốt thì cần thăm khám bác sĩ.
- Mụn ruồi
Mụn ruồi xuất hiện khi những mảng da sáng hoặc sẫm màu hơn so với vùng da còn lại. Đa phần tình trạng mụn ruồi lành tính nhưng nếu thấy có triệu chứng ngứa ngáy, sưng tấy hoặc lan rộng thì cần thăm khám các bác sĩ.
- Mụn sùi
Các nốt mụn sùi do bệnh sùi mào gà gây nên khi quan hệ tình dục không an toàn. Những nốt mụn sùi thường có đầu trắng li ti, thời gian đầu mọc rải rác nhưng sau đó mọc thành cụm giống như mào gà hoặc súp lơ. Nếu chạm vào thấy ẩm ướt, chảy nước có mùi hôi khó chịu.
- Mụn rộp
Nguyên nhân là do mắc bệnh mụn rộp sinh sục khi quan hệ tình dục không an toàn. Chị em sẽ thấy xuất hiện các nốt mụn đầu trắng kèm theo triệu chứng ngứa rát, khó chịu. Sau 1 thời gian các nốt mụn sẽ vỡ ra và gây lở loét, nhiễm trùng ở vùng kín.
Nguyên nhân vùng kín bị nổi mụn
Trong cuộc sống thường ngày có rất nhiều nguyên gây ngứa và nổi mụn ở vùng kín, bao gồm:
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Việc vùng kín vệ sinh không được sạch sẽ hay sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có nồng độ kiềm cao, mặc đồ lót quá chật...
- Mọc mụn ở vùng kín nữ do viêm nang lông: Đây là bệnh có thể do nguyên nhân di truyền hoặc do chị em sử dụng dao cạo lông quá sát khiến cho sợi lông bị mọc ngược. Ban đầu mụn mủ chỉ mọc quanh lỗ chân lông, tuy nhiên sau khi nhiễm trùng ngày một sâu sẽ hình thành những nốt mụn đỏ phồng rộp.
- Do u nang tuyến mồ hôi: Khi có sự tiếp xúc hay ma sát mạnh ở vùng kín làm tuyến mồ hôi tại khu vực này bị tắc nghẽn cũng là nguyên nhân khiến vùng kín mọc mụn.
- Ngứa và nổi mụn ở vùng kín do kích ứng hóa chất: Vùng kín vốn khá nhạy cảm nên khi sử dụng giấy vệ sinh, sữa tắm hoặc nước xả vải sở hữu dư lượng hóa chất cao, chất xúc tác ngoại cảnh như băng vệ sinh, bao cao su... đều có thể trở thành thủ phạm dẫn đến tình trạng vùng kín nổi mụn trắng ngứa.
- Thay đổi nội tiết cũng gây mọc mụn ở vùng kín: Khi lượng androgen trong thân thể tăng khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây nổi mụn vùng kín. Chúng có đặc điểm: mẩn đỏ, dễ bị kích thích và đôi khi chứa mủ.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Mọc mụn ở vùng kín có thể là dấu hiệu của các loại bệnh xã hội lây nhiễm qua việc quan hệ tình dục không được bảo vệ như mụn rộp sinh dục, bệnh sùi mào gà, giang mai...
Mọc mụn ở vùng kín là bệnh gì?
Ngoài những nguyên nhân sinh lý như vệ sinh hay thay đổi nội tiết tố thì mọc mụn ở vùng kín còn là dấu hiệu các bệnh lý sinh dục ở vùng kín. Cụ thể như sau:
- Mọc mụn thịt ở vùng kín là dấu hiệu bệnh sùi mào gà
Vùng kín nổi mụn thịt hay mụn cóc là triệu chứng của bệnh sùi mào gà do virus Human Papilloma (HPV) gây nên tình trạng u nhú ở người. Đôi khi có cả mụn nước ở vùng kín hoặc là có nốt mụn cóc có màu hồng tươi, mềm, ẩm ướt, có chân nhú lên trên niêm mạc da. Giai đoạn đầu mụn mọc ở vùng kín không ngứa nhưng càng phát triển lớn, tích dịch mủ bên trong, dễ bị vỡ khi ma sát và gây ngứa ngáy và đau đớn cho người bệnh.
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục bừa bãi, thiếu an toàn. Nếu không chữa trị kịp thời dễ dẫn tới ung thư cổ tử cung, lây lan cho người khác và rất khó chữa triệt để.
- Mọc mụn nước ở vùng kín do viêm nang lông
Mọc mụn ở vùng kín sưng đau là do bệnh viêm nang lông gây ra. Triệu chứng của bệnh là mụn có thể vỡ ra, chảy máu hoặc có mủ, cảm giác ngứa, đau nhức, bỏng rát, có nhiều trường hợp bị nhiễm trùng da. Các nốt mụn thường xuất hiện ở chân nang lông, thường là mụn bọc, gây đau ngứa và ảnh hưởng đến đời sống tình dục.
- Mọc mụn nhọt, mụn nhỏ li ti ở vùng kín do bệnh viêm phụ khoa
Bị ngứa và nổi mụn ở vùng kín là triệu chứng điển hình của các bệnh phụ khoa. Mụn mọc xung quanh âm hộ nổi mụn nhọt, ra nhiều khí hư có màu trắng đục có mùi hôi, vùng kín ngứa ngáy, đau rát và sưng tấy đỏ, có kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi quan hệ tình dục. Bệnh viêm phụ khoa dễ tái phát nhiều lần và lây nhiễm cho người bạn tình.
Cách xử lý khi bị mọc mụn ở vùng kín
Khi bị mọc mụn ở vùng kín, chị em cần thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách
Vệ sinh vùng kín đúng cách là biện pháp đầu tiên để chăm sóc và bảo vệ vùng kín mà chị em cần thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên không ít chị em đang thực hiện sai khiến “cô bé” dễ bị tổn thương.
Độ pH âm đạo bình thường sẽ ở mức 3,5 – 4,5 nên các bạn gái hãy chọn sản phẩm vệ sinh có độ pH phù hợp. Ngoài ra, bạn nên chọn sản phẩm có các chất kháng khuẩn tự nhiên như kinh giới hay tràm trà để vệ sinh sạch sẽ hơn. Các sản phẩm vệ sinh có độ pH là 8 nên có thể phá vỡ sự cân bằng ở vị trí âm đạo. Việc sử dụng sữa tắm để vệ sinh vùng kín có thể dẫn đến ngứa ngáy, dị ứng và gây mùi khó chịu.
- Hạn chế tẩy lông vùng kín
Nhiều chị em có thói quen tẩy lông vùng kín cần chú ý điều này: da vùng kín rất nhạy cảm và bị tổn thương khi tẩy lông dẫn đến lông mọc ngược, gây ra tình trạng viêm nang lông, là môi trường thuận lợi cho mụn mọc ở vùng kín. Nếu cần tẩy lông, các bạn nữ nên lựa chọn một spa uy tín để được tẩy lông và chăm sóc da vùng kín an toàn hơn.
Sau khi tẩy lông cần rửa sạch vùng kín và lau khô bằng khăn sạch để da vùng kín được khô thoáng nhất. Bên cạnh đó cần đảm bảo vệ sinh đều đặn hàng ngày, tránh gãi ngứa để hạn chế bị trầy xước và bong tróc mụn. Có thể kết hợp sử dụng kem dưỡng, nước hoa hồng đối với vùng da nhạy cảm
- Lựa chọn quần lót vừa vặn, thấm hút tốt
Mụn vùng kín dễ phát triển ở môi trường ẩm ướt. Việc mặc quần lót quá chật hay quần áo ôm sát cơ thể là chất xúc tác cho mụn xuất hiện. Lựa chọn quần lót đúng size hoặc không mặc quần lót vào ban đêm sẽ giúp da vùng kín thông thoáng và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn xâm nhập. Việc giữ vùng kín khô thoáng có thể hạn chế mụn mọc ở vùng kín.
- Cân bằng hormone trong cơ thể
Sự mất cân bằng hormone sẽ đi kèm với sự gia tăng vi khuẩn là tác nhân khiến mụn mọc ở vùng kín. Vì vậy phương pháp kiểm soát mụn vùng kín hiệu quả là cân bằng lại lượng hormone trong cơ thể. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện thể thao hợp lý để cân bằng hormone. Các bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như hạt lanh, rau họ cải và các chất béo có lợi, đậu nành hữu cơ không biến đổi gen. Nếu sự mất cân bằng hormone không cải thiện thì các bạn nữ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách chữa trị khác.
Cách điều trị mọc mụn ở vùng kín
Nếu thực hiện các biện pháp trên mà vẫn còn tình trạng mụn mọc ở vùng kín thì rất có thể đây là dấu hiệu bệnh lý. Nếu do bệnh lý gây ra, mụn thường gây đau, ngứa kèm theo các triệu chứng bất thường khác ở vùng kín. Trong trường hợp này, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị. Tránh tự ý điều trị tại nhà vì có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn.
Nổi mụn ở vùng kín tuy không phải là bệnh lý trầm trọng nhưng lại gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống của các bạn gái. Tình trạng nổi mụn vùng kín ít gây biến chứng nhưng bạn vẫn cần chữa trị kịp thời để bảo vệ vùng da nhạy cảm này.
Địa chỉ khám chữa quyết định phần lớn tới độ hiệu quả và tính an toàn trong việc điều trị tình trạng mọc mụn ở vùng kín. Người bệnh cần hết sức lưu ý, một số tiêu chí khi lựa chọn cơ sở y tế chất lượng mà bạn có thể tham khảo như:
Địa chỉ phải được cấp phép hoạt động bởi Sở Y Tế.
- Cơ sở vật chất khang trang với đầy đủ tiện nghi.
- Trang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.
- Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm.
- Áp dụng các phương pháp điều trị tiên tiến nhất hiện nay.
- Dịch vụ y tế chuyên nghiệm, thủ tục hành chính đơn giản, tiện lợi.
- Chi phí khám chữa bệnh niêm yết công khai, tư vấn rõ ràng cho người bệnh.
- Nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía chuyên gia y tế và người bệnh.
Trên đây là những nguyên nhân mọc mụn ở vùng kín nữ và cách điều trị. Bị ngứa và nổi mụn ở vùng kín không chỉ khiến chị em khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày và còn đe doa đến sức khỏe nếu do các bệnh lý nghiêm trọng gây ra. Vì vậy khị mọc mụn ở vùng kín bạn nên đi thăm khám và điều trị kịp thời.