Sau khi thực hiện thủ thuật phá thai, nhiều nữ giới gặp phải tình trạng trễ kinh, kinh đến chậm hơn bình thường. Điều này gây ra sự lo lắng về nguy cơ mang thai lần nữa hay do hậu quả của việc phá thai. Vậy, bị trễ kinh sau khi phá thai có sao không?
Phá thai là hình thức đình chỉ thai dành cho những trường hợp không có ý định sinh con khi mang thai ngoài ý muốn hay thai gặp vấn đề... Những phương pháp này thường được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa và do các bác sĩ có trình độ trực tiếp thực hiện và theo dõi.
>>Có thể bạn chưa biết:
- Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai xử lý như nào
- 12 dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt dễ nhận biết tại nhà
Nguyên nhân bị trễ kinh sau khi phá thai
Thông thường, sau khi thực hiện các phương pháp phá thai, nếu đảm bảo an toàn, kỳ kinh của các chị em sẽ xuất hiện trở lại sớm nhất là 13 ngày và muộn nhất là 113 ngày.
Tuy nhiên không ít chị em bị trễ kinh sau khi phá thai. Thậm chí dẫn đến đau bụng dưới. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị trể kinh sau phá thai. Có thể kể đến một số lý do thường gặp sau:
- Do rối loạn nội tiết tố:
Sau khi thực hiện các biện pháp phá thai, hệ thống nội tiết tố của người phụ nữ thường bị ảnh hưởng. Trong khi đó đây là yếu tố có liên quan mật thiết đến chu kỳ kinh nguyệt của các chị em. Sự thay đổi này thường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có hiện tượng chậm kinh.
- Vùng kín bị viêm nhiễm:
Vệ sinh “cô bé” không đúng cách sau khi phá thai sẽ khiến cho các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tấn công và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Và đây cũng là lý do khiến cho kỳ kinh nguyệt dễ bị thay đổi sau khi quá thai, gây chậm kinh, mất kinh...
- Do buồng tử cung bị dính:
Khi thực hiện thủ thuật nạo hút thai không an toàn, chị em có thể gặp phải nguy cơ dính buồng tử cung. Điều này sẽ khiến cho các lớp niêm mạc tử cung khó bị bong tróc, dẫn tới việc đẩy máu kinh ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân gây chậm kinh sau khi phá thai.
- Do buồng trứng bị suy yếu:
Những nữ giới sau khi phá thai bằng phương pháp nạo hút thai, nhất là nạo hút thai nhiều lần sẽ khiến cho buồng trứng dễ bị suy yếu. Và điều này có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, khiến kỳ kinh bị chậm trễ hay rối loạn.
- Do tiếp tục mang thai:
Trong một số trường hợp tình trạng trễ kinh sau khi phá thai có thể là do người phụ nữ đã thụ thai. Bởi vì sau lúc phá thai (bằng thuốc), nếu các chị em vẫn giao hợp lại với chồng/bạn tình thì tinh trùng có thể đi vào bên trong gặp trứng và tạo thành phôi thai, dẫn tới chậm kinh.
Bị trễ kinh sau khi phá thai có nguy hiểm không?
Vì trễ kinh sau khi phá thai có thể là do nhiều yếu tố gây ra, trong đó có những nguyên nhân nguy hiểm, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là khả năng sinh sản về sau của người phụ nữ. Chính vì vậy, nếu sau khi phá thai, bạn bị trễ kinh quá lâu, trong nhiều tháng liền thì hãy đi kiểm tra thăm khám.
Khi xác định chính xác nguyên nhân của vấn đề này, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời nếu cần thiết. Để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như bị đau bụng, trễ kinh, kinh nguyệt không đều... Thậm chí nếu để lâu có thể dẫn đến vô sinh - hiếm muộn.
Cần làm gì khi bị chậm kinh sau khi phá thai
Sau khi phá thai, bạn sẽ gặp phải nhiều dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo, đau bụng hay trễ kinh... Để cải thiện những vấn đề này, các chuyên gia sản phụ khoa khuyên chị em nên lưu ý những vấn đề sau:
- Đảm bảo vấn đề vệ sinh vùng kín luôn được sạch sẽ, thường xuyên
- Sử dụng băng vệ sinh khi âm đạo bị chảy máu sau phá thai
- Có chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, kẽm, omega3, vitamin...
- Không nên quan hệ tình dục sau khi vừa phá thai để tránh nguy cơ viêm nhiễm hay xuất huyết vùng kín.
- Không hoạt động quá mạnh, di chuyển nhiều
- Luôn giữ cho tâm trạng dễ chịu, vui vẻ. Tránh cảm xúc lo âu, phiền muộn hay stress.
- Nếu cơ thể có các triệu chứng bất thường như sốt, ớn lạnh, đau bụng dưới dữ dội, kéo dài, máu ra nhiều, khí hư ra nhiều, có mùi hôi... thì cần đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay lập tức.
Liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ hoặc gọi đến Hotline: 0969.668.152 - 02437.152.152
Một số lưu ý khi phá thai bằng thuốc
Vì phá thai là việc làm có thể gây ra nhiều tác động cho sức khỏe của người phụ nữ. Do đó, các chị em khi đã quyết định phá thai thì cần thực hiện ngay khi thai còn bé tại các cơ sở y tế uy tín. Điều này sẽ giúp bạn chỉ phải áp dụng các phương pháp phá thai đơn giản, giúp bảo toàn tối đa chức năng của cơ quan sinh sản. Nếu để cho thai lớn rồi mới phá thì sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp phức tạp và gây ra nhiều nguy hiểm hơn.
Hiện nay, có nhiều phương pháp phá thai khác nhau được áp dụng. Việc lựa chọn phương pháp phá thai nào cho từng đối tượng cụ thể thường phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Độ tuổi của thai
- Vị trí thai
- Sức khỏe của người mẹ
Điều này sẽ giúp đảm bảo cho ca phá thai đạt tỉ lệ thành công cao, hạn chế tối đa mọi biến chứng có thể xảy ra cho người phụ nữ.
Phương pháp phá thai an toàn nhất hiện nay
Cách phá thai bằng thuốc (Phá thai nội khoa)
Phá thai nội khoa hay phá thai bằng thuốc là phương pháp đình chỉ thai bằng cách sử dụng phối hợp các loại thuốc gây sảy thai. Đây là những loại thuốc có tác dụng làm cho thai ngừng phát triển, đồng thời kích thích tử cung co bóp để đẩy thai ra ngoài giống như hiện tượng sảy thai tự nhiên.
Để áp dụng phương pháp phá thai nội khoa, đòi hỏi thai phụ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thai không quá 7 tuần tuổi (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng)
- Túi thai đã đi vào tử cung.
- Thai phụ không bị dị ứng với thuốc phá thai
- Thai phụ không mắc phải các bệnh lý như: tuyến thượng thận, bệnh về tim mạch, cao huyết áp; có lịch sử mắc bệnh rối loạn đông máu hay các bệnh về máu; đã sử dụng corticoid trong thời gian dài; sử dụng thuốc chống đông; bị hẹp van 2 lá; tắc mạch hay thiếu máu nặng...
Cách phá thai bằng kỹ thuật ngoại khoa
Phá thai ngoại khoa là hình thức phá thai sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dụng để can thiệp ngoại khoa qua cổ tử cung để chấm dứt thai kỳ. Phương pháp này chỉ đảm bảo an toàn khi được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa, trong phòng thủ thuật vô trùng và do trực tiếp các bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn, kỹ thuật tiến hành.
Hiện có 2 phương pháp phá thai ngoại khoa được áp dụng gồm:
- Nạo hút thai:
Phương pháp này thường được áp dụng cho trường hợp mang thai từ 7-12 tuần tuổi (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng), hoặc các trường hợp người mẹ không sử dụng được thuốc phá thai. Phương pháp này có hiệu quả chấm dứt thai nghén đến 98%.
- Nong và gắp thai:
Đây là phương pháp sử dụng cả thuốc và dụng cụ y tế để chấm dứt thai nghén. Phương pháp này được áp dụng cho các thai nhi lớn, từ tuần 13 đến tuần 18 (tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng). Kỹ thuật này chỉ an toàn khi người thực hiện là các bác sĩ được đạo tạo và có đủ kỹ năng thực hiện tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện, được cấp phép.
Những phương pháp phá thai này chỉ thực sự đảm bảo an toàn khi được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, do các bác sĩ giàu kinh nghiệm tiến hành. Bởi vậy, khi có ý muốn phá thai, các chị em cần phải tìm kiếm và lựa chọn những địa chỉ uy tín, chất lượng.
Bạn tuyệt đối không vì muốn tìm một nơi kín đáo, ít tốn kém mà đến các cơ sở phá thai chui, không được cấp phép. Vì điều này có thể khiến bạn gặp phải các rủi ro như nhiễm trùng, băng huyết, sót thai, sót nhau, thủng tử cung... Nếu không được xử lý, chúng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ trong tương lai của bạn thậm chí là đe dọa cả tính mạng.
Như vậy, bài viết trên đây đã phần nào giải đáp được thắc mắc “bị trễ kinh sau khi phá thai có sao không?” của nhiều chị em. Với những thông tin này, các bạn đã có thể an tâm hơn nếu như chẳng may bị trễ kinh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu như kì kinh biến mất trong thời gian quá lâu, bạn hãy nhanh chóng liên hệ ngay với các bác sĩ để có giải pháp xử lý kịp thời. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!