Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng không mấy xa lạ với chị em. Hiện tượng này thường xảy ra ở thời kỳ tuổi dậy thì, sau sinh và thời kỳ tiền mãn kinh. Tuy nhiên rối loạn kinh nguyệt cũng phản ánh tình trạng sức khỏe hoặc báo hiệu các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Vậy dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là tổng hợp những biểu hiện bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ lại có những khác biệt. Tuy nhiên nói chung, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có những đặc điểm như sau:
- Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường dao động từ 25-35 ngày, trong đó phổ biến từ 28-30 ngày.
- Thời gian hành kinh bình thường từ 3-5 ngày.
- Lượng máu kinh mỗi chu kỳ là 80 -100ml
Nếu các đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt không giống như các đặc điểm kể trên thì được gọi là rối loạn kinh nguyệt.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Các biểu hiện rối loạn không mấy xa lạ với chị em phụ nữ. Hầu như chị em nào trong đời cũng từng gặp phải một lần. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể bao gồm:
- Rối loạn kinh nguyệt do ảnh hưởng nội tiết tố
Rối loạn nội tiết là nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, sau sinh con cho con bú. Khi có sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone tác động đến hoạt động của phóng noãn của buồng trứng. Kết quả là chị em thường bị rối loạn kinh nguyệt với biểu hiện như chậm kinh hoặc kinh nguyệt không đều.
- Thói quen sinh hoạt gây rối loạn kinh nguyệt
Các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt có thể xuất hiện khi phụ nữ thay đổi về thói quen sinh hoat, ăn uống. Cụ thể như sau:
- Tâm lý căng thẳng: Bị áp lực trong công việc, học tập làm phụ nữ rơi vào trạng thái lo lắng, buồn rầu, chán nản cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Thay đổi chế độ ăn uống đột ngột, tăng hoặc giảm cân quá mức, ăn uống thiếu chất là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
- Vận động quá mức: Làm việc thể chất hoặc tập luyện thể thao quá nặng sẽ có thể làm giảm lượng máu kinh hoặc không có kinh trong nhiều tháng.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Lạm dụng thuốc tránh thai, bệnh nhân tiểu đường hay cao huyết áp có thể bị rối loạn kinh nguyệt.
- Nguyên nhân bệnh lý gây rối loạn kinh nguyệt
Một số vấn đề về sức khỏe dưới đây cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt:
- Mang thai ngoài tử cung hoặc dọa sảy thai
- Polyp tử cung, polyp buồng tử cung
- U xơ tử cung
- Quá sản nội mạc tử cung
- Ung thư niêm mạc tử cung
- Ung thư cổ tử cung
- Buồng trứng đa nang
- U tuyến yên
- Bệnh lý tuyến giáp
- Tiểu đường
Các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt
Dưới đây là các kiểu rối loạn kinh nguyệt:
- Cường kinh: Kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài
- Thiếu kinh: Kinh nguyệt ra ít trong thời gian ngắn
- Thống kinh: Đau thắt bụng dưới hoặc kèm đau lưng, tức ngực, buồn nôn, tiêu chảy… trong kỳ kinh.
- Rong kinh: Kinh nguyệt kéo dài trên 1 tuần.
- Bế kinh: Kinh nguyệt vẫn được bài xuất hàng tháng nhưng không thoát ra bên ngoài.
- Vô kinh: Hoàn toàn không có kinh nguyệt từ 3-6 tháng.
- Bất thường về chu kỳ kinh kinh: quá dài hoặc quá ngắn.
- Máu kinh: Không đông, mùi tanh hoặc có lẫn máu cục.
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt
Chỉ cần để ý một chút chu kỳ kinh nguyệt của mình háng tháng là chị em sẽ cảm nhận được ngay các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt dưới đây:
1. Kinh nguyệt đến sớm
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt đầu tiên là kỳ kinh đến sớm hơn thông thường từ 7 ngày trở lên. Bình thường một chu kỳ kinh nguyệt dao động từ 28 đến 35 ngày. Ví dụ chu kỳ kinh của bạn là 30 ngày thì sau 30 ngày kỳ kinh mới lại đến, nếu có chênh lệch thì cũng chỉ 1-3 ngày. Tuy nhiên nếu chu kỳ đến sớm trên 7 ngày thì được coi là rối loạn kinh nguyệt.
Thực tế nếu chu kỳ kinh đến sớm 3-5 ngày mà không có các triệu chứng bất thường khác thì không có gì đáng lo. Tuy nhiên, nếu tình trạng kinh nguyệt đến sớm kéo dài thì có thể báo hiệu các bệnh lý phụ khoa hoặc mất cân bằng nội tiết tố. Tùy từng bệnh lý mà gây ra các tác hại với sức khỏe hoặc nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
2. Chậm kinh là một triệu chứng rối loạn kinh nguyệt
Chậm kinh là tình trạng kinh nguyệt đến trễ hơn so vơi tháng trước. Nếu bị chậm kinh một vài ngày và không có các triệu chứng bất thường gì khác thì chị em cũng không cần lo lắng nhiều. Vì không nhiều người có chu kỳ kinh nguyệt đều tăm tắp mỗi tháng.
Tuy nhiên nếu bị chậm kinh trên 7 ngày diễn ra nhiều tháng liên tiếp thì chị em nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân. Ngoài ra chậm kinh còn là biểu hiện của việc mang thai.
3. Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt là gì – kinh nguyệt ra ít
Mỗi người phụ nữ mỗi chu kỳ kinh ra một lượng máu kinh nhất định thông thường từ 60 -100ml. Nếu bất thường máu kinh ra rất ít, giảm đáng kể so với tháng trước thì chị em cũng cần lưu tâm. Vì đây là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe như:
- Thiếu máu
- Âm hư
- Huyết ư
- Tổn thương nội mạc tử cung.
Vì vậy nếu nhiều tháng liền kinh nguyệt ra ít thì bạn nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
>>Có thể bạn chưa biết: Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường và những điều nguy hiểm bạn phải biết
4. Kinh nguyệt ra nhiều là biểu hiện rối loạn kinh nguyệt
Ngược lại với kinh nguyệt ra ít thì kinh nguyệt ra nhiều cũng là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Kinh nguyệt ra nhiều làm ướt đẫm băng vệ sinh khiến bạn phải thay thường xuyên từ 1-2 giờ một lần thì cần lưu ý.
Nguyên nhân gây kinh nguyệt nhiều có thể do:
- Nhiễm trùng vùng kín
- U xơ tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- Vận động mạnh
- Lao động quá sức.
5. Nhận biết rối loạn kinh nguyệt qua vô kinh
Vô kinh là tình trạng hoàn toàn không có kinh nguyệt từ 3-6 tháng. Vô kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Bệnh về tử cung
- Bệnh về buồng trứng
- Bệnh tuyến yên.
Vô kinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến khả năng sinh sản.
6. Rong kinh do rối loạn kinh nguyệt
Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày. Đây có thể là triệu chứng của các bệnh lý như:
- Viêm nội mạc tử cung
- Rối loạn chức năng buồng trứng
Rong kinh kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra không thể không nhắc các bệnh lý gây rong kinh có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.
7. Màu sắc kinh nguyệt bất thường
Ở phụ nữ khỏe mạnh, máu kinh thường có màu đỏ thẫm, không quá đặc cũng không quá loãng, mùi tanh nhẹ. Vì vậy nếu màu sắc kinh nguyệt bất thường có màu đỏ tươi hoặc kèm các triệu chứng bất thường khác thì đây là biểu hiện rối loạn kinh nguyệt.
Chị em nên đi thăm khám để kiểm tra tìm nguyên nhân và điều tri kịp thời.
Liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ hoặc gọi đến Hotline: 0969.668.152 - 02437.152.152
Biểu hiện sức khỏe ở người bị rối loạn kinh nguyệt
Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt thường ảnh hưởng tới sức khỏe. Cụ thể dưới đây là những biểu hiện ở người bị rối loạn kinh nguyệt:
- Thiếu máu
Kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài nhiều ngày có thể dẫn đến thiếu máu. Người bị thiếu máu có các biểu hiện như mệt mỏi, chóng mặt, tim loạn nhịp thở gấp. Nếu thiếu máu trầm trọng mà không được tiếp máu luôn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa
Rối loạn kinh nguyệt nhất là trong trường hợp kinh nguyệt kéo dài không chỉ gây phiền toái trong sinh hoạt mà còn có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Do vùng kín luôn ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.
- Ảnh hưởng đến hoạt động tình dục
Rong kinh, kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Ngoải ra cơ thể mệt mỏi cũng làm giảm ham muốn và giảm chất lượng chuyện ấy ở phụ nữ.
- Nguy cơ vô sinh
Rối loạn kinh nguyệt kéo dài cũng tương đồng với hoạt động phóng noãn của buồng trứng thất thường. Thời điểm rụng trứng không cố định khiến phụ nữ khó thụ thai. Nếu nguyên nhân do viêm vòi trứng còn có thể dân đến tử vong.
- Ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ
Biểu hiện do rối loạn kinh nguyệt gây ra là sự xuống sắc của chị em phụ nữ. Sự mất cân bằng hormone esterogen và progesterone ảnh hưởng trực tiếp tới vẻ ngoài của chị em rõ nhất là làn da kém mịn màng hoặc mọc mụn. Ngoài ra, chị em còn dễ bị căng thẳng, cáu gắt, dễ nóng nảy…
Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
Để điều trị rối loạn kinh nguyệt cần dựa vào các nguyên nhân gây ra. Nếu rối loạn kinh nguyệt do các bệnh lý ở các cơ quan sinh sản thì chị em cần đến các cơ sở y tế để thăm khám để được điều trị.
Còn nếu rối loạn kinh nguyệt do các nguyên nhân sinh lý gây ra thì chỉ cần thay đối lối sống sinh hoạt để cải thiện. Dưới đây là một số gợi ý cho chị em giúp ngăn ngừa rối loạn kinh nguyệt, điều hoàn kinh nguyệt tốt hơn:
- Thực hiện lối sống lành mạnh:
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, ăn các thực phẩm lành mạnh những vẫn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Đồng thời có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên mỗi ngày từ 15-30 phút.
- Giữ tâm lý thoải mái
Cân bằng tâm lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên tác động tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Hạn chế các chất kích thích
Khi bị rối loạn kinh nguyệt bạn không nên uống đồ uống có chất kích thích như rượu bia, hoặc thuốc lá. Các chất này không chỉ gây rối loạn nội tiết tố mà còn ảnh hưởng đến làn da.
- Điều trị các bệnh lý
Nếu có các bệnh lý như tiểu đường, tuyến giáp…là những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thì nên điều trị triệt để.
Trên đây là những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt chia sẻ với chị em. Quan sát chu kỳ kinh của mình để sớm nhận ra những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt là biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản mà chị em nào cũng nên thực hiện. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho chị em những thông tin hữu ích.