Kinh nguyệt là một trong những tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe sinh sản của nữ giới. Rối loạn kinh nguyệt có thể do tuổi dậy thì, tuổi tiền mãn kinh hoặc cũng là dấu hiệu của các bệnh lý. Vậy cụ thể nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây, từ đó sẽ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhé.
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt được hiểu là tình trạng bong lớp niêm mạc tử cung dẫn đến tình trạng cháy máu ở buồng tử cung ra ngoài.
Thông thường, kinh nguyệt sẽ xuất hiện lần đầu tiên ở bé gái từ 12 – 16 tuổi. Chu kỳ trung kinh trung bình là 28 ngày, thời gian hành kinh 3 – 5 ngày và lượng máu kinh mất đi là 50 – 150ml. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chu kỳ kinh ngắn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn từ 30 – 35 ngày.
Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?
Tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt được định nghĩa là những biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh. Bao gồm ngày hành kinh, màu sắc của máu kinh và lượng máu kinh.
Hành kinh không đều có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh có thể gặp ở các bé gái trong độ tuổi dậy thì, chị em lúc sinh con hoặc phụ nữ mãn kinh. Kinh nguyệt thất thường nếu không khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng mang thai sau này.
Dấu hiệu kinh nguyệt không đều
Dấu hiệu kinh nguyệt không đều khá đa dạng, do đó không khó để nhận biết bệnh lý này. Cụ thể, đó có thể là bất thường về thời gian hành kinh, lượng máu kinh và màu sắc kinh. Ngoài ra, đó có thể những khó chịu diễn ra trước và trong những ngày hành kinh.
Theo đó, một số biểu hiện bệnh rối loạn kinh nguyệt phải kể đến gồm:
Vô kinh – Dấu hiệu kinh nguyệt không đều thường gặp
Dấu hiệu kinh nguyệt không đều thường gặp đầu tiên phải kể đến chính là vô kinh.
Vô kinh hiểu đơn giản là tình trạng chị em không có kinh nguyệt trong một thời gian nào đó. Ngoại trừ những trường hợp chị em trước tuổi dậy thì, nữ giới đang mang thai hoặc đang cho con bú, phụ nữ mãn kinh. Ngoài những trường hợp trên thì nếu chị em không có kinh được xem là tình trạng bệnh lý.
Tình trạng vô sinh có 2 loại bao gồm vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát:
- Vô kinh nguyên phát: Là tình trạng chị em đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể do cơ quan sinh dục không được phát triển toàn diện.
- Vô kinh thứ phát: Là tình trạng trước đó chị em vẫn có kinh nguyệt bình thương nhưng bỗng nhiên bị mất kinh.
Biểu hiện kinh nguyệt không đều - Bế kinh
Bế kinh cũng là biểu hiện kinh không đều chị em nên chú ý.
Nếu trước đó lượng máu kinh vẫn chảy ra đều đặn nhưng do một số yếu tố tác động khiến máu kinh không thể bài tiết ra ngoài sẽ được gọi là bế kinh. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bế kinh bao gồm:
- Do màng trinh không thủng;
- Do âm đạo có vách ngăn;
- Bế kinh do không có âm đạo.
Tình trạng bế kinh có thể gây nên hiện tượng đau bụng dưới dữ dội. Các cơn đau có thể kéo dài từ 3 – 4 ngày và ảnh hưởng đến đời sống của chị em.
Ngoài ra, nếu tình trạng bế kinh kéo dài không được chữa trị sẽ khiến huyết kinh ứ đọng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Từ đó, có thể gây nên tình trạng nhiễm khuẩn và gây viêm ổ bụng.
Rong kinh là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt không nên bỏ qua
Nhắc đến dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt thì không thể không kể đến tình trạng rong kinh.
Rong kinh là tình trạng chu kỳ hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, máu kinh loãng và ra nhiều. Nguyên nhân dẫn tình trạng này có thể nội tiết tố trong cơ thể tăng nhưng không xảy ra tình trạng phóng noãn.
Lúc này, niêm mạc tử cung sẽ dày lên, tuy nhiên không đủ máu để nuôi dưỡng. Khiến các niêm mạc bị hoại tử và gây chảy máu kéo dài.
Khi bị rong kinh, ngoài hiện tượng chảy máu kéo dài, chị em sẽ gặp một số triệu chứng sau:
- Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt;
- Đau bụng dưới;
- Sốt;
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng;
- Viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
Xem ngay: 10+ cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà hiệu quả
Thống kinh – Biểu hiện bị rối loạn kinh nguyệt
Nếu thường xuyên có dấu hiệu thống kinh tức là tình trạng đau bụng dưới khi hành kinh, đau lưng, tức ngực, buồn nôn… Thì đó là biểu hiện bị rối loạn kinh nguyệt chị em cần cảnh giác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do niêm mạc tiết nhiều prostaglandin. Hoặc có thể do thiếu vi chất hoặc mắc một số bệnh lý khác.
Thiếu máu nhược sắc – Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt nguy hiểm
Thiếu máu nhược sắc là tình trạng mất máu, mất sắc trong những ngày hành kinh. Đây cũng là triệu chứng rối loạn kinh nguyệt chị em nên để ý.
Để cải thiện tình trạng này, chị em nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt hoặc hoặc thuốc sắt phối hợp với acid folic để đạt hiệu quả tốt nhất.
Triệu chứng kinh nguyệt không đều - Cường kinh và thiếu kinh
Cường kinh hay thiếu kinh cũng là triệu chứng kinh nguyệt không đều phổ biến.
Trong đó, cường kinh được hiểu là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài trong nhiều ngày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do những tổn thương thực thể ở tử cung. Hoặc do một số bệnh rối loạn đông máu, bệnh thận hay tăng huyết áp gây ra.
Còn thiếu kinh là tình trạng lượng máu kinh ra ít trong thời gian ngắn. Tình trạng này xảy ra do một số bệnh lý ở tử cung hoặc ở buồng trứng.
Biểu hiện hành kinh không đều - Kinh nguyệt thưa
Kinh nguyệt thưa là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày, thậm chí vài tháng mới có kinh. Nếu chị em gặp hiện tượng này thì đây là biểu hiện hành kinh không đều.
Nguyên nhân khiến chị em gặp tình trạng kinh nguyệt thưa gồm:
- Bất thường ở trực tuyến dưới đồi và tuyến yên ở trong não;
- Do rụng trứng ít, noãn bào chậm phát dục;
- Do bệnh buồng trứng đa nang.
Liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ hoặc gọi đến Hotline: 0969.668.152 - 02437.152.152
Tại sao kinh nguyệt không đều?
Mặc dù rối loạn kinh nguyệt xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vậy tại sao kinh nguyệt không đều? Đó có thể là do các bệnh lý hoặc do một số nguyên nhân sinh lý gây bênh.
Cụ thể, một số nguyên nhân chính khiến kinh nguyệt không đều gồm:
Nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt - Mất cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể là một trong những nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt phổ biến ở chị em. Theo đó, ở một số thời điểm sẽ khiến nội tiết trong cơ thể của chị em bị rối loạn khiến kinh nguyệt không đều như:
- Giai đoạn đầu có kinh nguyệt;
- Mang thai;
- Cho con bú;
- Tiền mãn kinh;
- Mãn kinh.
Vì sao kinh nguyệt không đều - Do rối loạn ăn uống
Vì sao kinh nguyệt không đều? Có thể do chị em gặp tình trạng rối loạn ăn uống.
Nếu chị em bỗng nhiên chán ăn hoặc ăn vô độ có thể khiến hormone trong cơ thể bị ảnh hưởng. Điều này vô tình tác động xấu đến các cơ quan trong cơ thể và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh của chị em.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ
Sau khi sinh khoảng 6 tuần phụ nữ có thể có kinh trở lại. Vì lúc này cơ thể đã trở lại trạng thái trước khi có thai. Nhóm hormone progesteron, estrogen, gonadotropin màng đệm người (HCG) cũng trở lại mức bình thường. Thế nhưng, thời gian phụ nữ sau sinh mổ có kinh nguyệt trở lại thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cho con bú, lượng hormone, lối sống…
Thông thường, lượng hormone estrogen và progesterone sẽ giảm xuống rất nhanh sau khi sinh. Tuy nhiên, đối với những mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì tốc độ này sẽ bị chững lại.
Do đó, nhiều mẹ rất lâu sau sinh mổ kinh nguyệt mới xuất hiện lại. Chính vì vậy, sau sinh mổ cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
Có kinh không đều do tập thể dục quá nhiều
Có thể bạn không tin nhưng nếu tập thể quá nhiều, quá sức có thể dẫn đến tình trạng có kinh không đều.
Nguyên nhân do khi bạn tập luyện quá sức sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể và gây kinh nguyệt thất thường. Đó là lý do khiến các vận động viên thường xuyên đối mặt với tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt sau khi dừng uống thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai có tác dụng nhằm ngăn cản hoặc làm cản trở quá trình rụng trứng. Để ngăn ngừa trứng làm tổ, ngăn ngừa thụ thai.
Sau khi ngừng sử dụng thuốc, đôi khi sẽ gây ra tác dụng phụ là gây rối loạn kinh nguyệt. Nguyệt san có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn, số lượng và màu sắc máu kinh cũng có thể thay đổi.
Hành kinh không đều do cho con bú
Khi cho con bú không ít chị em gặp tình trạng hành kinh không đều. Nguyên nhân do lượng hormone trong cơ thể bị rối loạn.
Do đó, chị em đang cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn. Đồng thời, số lượng trứng rụng sẽ giảm khoảng 1/3 so với trước đây. Chỉ đến khi kinh nguyệt có lại thì tần số rụng trứng mới ổn định.
Hiện tượng kinh nguyệt không đều do dậy thì
Khi bước vào tuổi dậy thì đa số các bạn gái sẽ gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều.
Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do nội tiết mới được phóng ra phải mất một thời gian mới có thể ổn định. Cụ thể, các bạn gái mất khoảng 2 – 3 năm kinh nguyệt mới đều đặn.
Hội chứng buồng trứng đa nang – Nguyên nhân kinh nguyệt thất thường
Hội chứng buồng trứng đa nang là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em trong độ tuổi sinh sản. Bệnh lý này là một trong những nguyên nhân kinh nguyệt thất thường phổ biến ở chị em.
Biểu hiện của bệnh gồm:
- Tăng cân;
- Mọc mụn trứng cá;
- Thường xuyên chậm kinh, mất kinh;
- Rậm lông.
Trước khi mãn kinh là nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt thường gặp
Mãn kinh cũng là nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt thường gặp.
Nguyên nhân do khi bước vào giai đoạn mãn kinh, lượng hormone nữ sẽ bắt đầu suy giảm. Dẫn đến chu kỳ kinh trước bị phá vỡ và khiến kinh nguyệt thất thường.
Căng thẳng khiến hành kinh thất thường
Khi chị em thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng sẽ khiến tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol. Hormone này khiến nội tiết tố trong cơ thể rối loạn và gây nên hiện tượng hành kinh thất thường.
Kinh nguyệt không đều có sao không?
Kinh nguyệt không đều có sao không? Câu trả lời là có.
Bị rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý đều ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của chị em. Trong đó, phải kể đến một số biến chứng phổ biến như:
Kinh nguyệt không đều gây thiếu máu
Kinh nguyệt không đều có thể gây thiếu máu ở nhiều chị em, đặc biệt là chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh. Theo đó, nếu mỗi chu kỳ kinh nguyệt mất hơn 80ml máu có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Hầu hết, các trường hợp thiếu máu chỉ diễn ra mở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể khiến chị em thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu. Hơn nữa, thiếu máu nếu không chữa trị sớm có thể gây nên những vấn đề về tim.
Bị rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản là một trong những biến chứng nguy hiểm khi bị rối loạn kinh nguyệt.
Nếu chị em bị rối loạn kinh nguyệt đồng thời vệ sinh vùng kín không sạch. Từ đó, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nên một số bệnh phụ khoa. Nếu các bệnh phụ khoa không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.
Nguy cơ vô sinh – Biến chứng nguy hiểm do hành kinh không đều
Một trong những biến chứng nguy hiểm do hành kinh không đều phải kể đến chính là vô sinh – hiếm muộn.
Thực tế, nhiều chị em có chu kỳ kinh không đều vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, việc thụ thai sẽ diễn ra khó khăn hơn so với những chị em không mắc bệnh.
Ngoài ra, khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều sẽ khiến chị em gặp khó khăn trong việc các định ngày rụng trứng, giảm khả năng thụ thai.
Bệnh rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến nhan sắc
Bệnh rối loạn kinh nguyệt có thể khiến chị em mệt mỏi, da xanh xao nhìn thiếu sức sống và xuống sắc.
Rối loạn kinh nguyệt phải làm sao?
Rối loạn kinh nguyệt phải làm sao? Khi gặp tình trạng kinh nguyệt không đều chị em cần nhanh chóng đến các cơ cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Tùy vào nguyên nhân hành kinh không đều là do sinh lý hay bệnh lý mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp.
Rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân sinh lý
Nếu chị em bị rối loạn kinh nguyệt do mang thai, bước vào thời kỳ dậy thì, cho con bú hay mãn kình…thì không cần phải điều trị. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý những vấn đề sau để kinh nguyệt nhanh chóng ổn định.
- Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ, hạn chế stress;
- Có thời gian học tập, làm việc, nghỉ ngơi khoa học;
- Hạn chế thức khuya;
- Bổ sung các loại rau xanh, củ quả đặc biệt là đu đủ;
- Hạn chế các chất kích thích có hại cho cơ thể như rượu bia, thuốc lá, cafe…
Kinh nguyệt không đều do bệnh lý
Tùy vào mức độ bệnh mà người bệnh có thể được điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.
- Phương pháp nội khoa: Sử dụng một số thuốc có chứa estrogen để cân bằng nội tiết, kích thích buồng trứng hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh để hạn chế viêm nhiễm.
- Phương pháp ngoại khoa: Giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh dẫn đến kinh nguyệt không đều. Đồng thời, giúp phục hồi các tổn thương và kích thích buồng trứng sản sinh nội tiết.
Mong rẵng với những thông tin chia sẻ về nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt trên đây, đã giúp chị em hiểu hơn về tình trạng này. Nếu có những biểu hiện kinh nguyệt không đều chị em hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
>>Có thể bạn chưa biết: [Khám phụ khoa ở đâu]: 20 phòng khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội