Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: biểu hiện và cách điều trị [Cập nhật]
Hầu hết chị em phụ nữ đều bước vào giai đoạn tiền mãn kinh ở độ tuổi 40, sẽ có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt. Điều này khiến phụ nữ mệt mỏi, dễ cáu gắt. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các mối quan hệ. Vậy cụ thể rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh như nào? Có thể khắc phục được không?
Rối loạn tiền mãn kinh là gì?
Phụ nữ ở mỗi giai đoạn đều có những hoang mang, lo lắng nhất định. Ở sau tuổi dậy thì phụ nữ sẽ có một cơ thể trưởng thành, sau lần đầu “chuyện ấy” phụ nữ bắt đầu biết hưởng thụ ân ái. Sau khi sinh, phụ nữ hạnh phúc với thiên chức làm mẹ. Tuy nhiên, đến giai đoạn tiền mãn kinh, nhiều vấn đề kéo theo như: tuổi tác, nhan sắc, sức khỏe giảm sút…sẽ khiến chị em mệt mỏi.
Tùy vào từng cơ địa, mỗi người sẽ bước vào tuổi mãn kinh ở độ tuổi khác nhau. Nhưng thông thường phụ nữ sau tuổi 40 sẽ bắt đầu có những triệu chứng tiền mãn kinh.
Đầu tiên chị em sẽ bị ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bật chợt tỉnh dậy trong đêm, sau đó khó ngủ lại. Đôi khi hiện tượng khó ngủ kèm theo một số triệu chứng như: nóng ran, đổ mồ hôi hột.
Ban ngày có thèm ngủ nhưng ngủ không được ngon giấc, trong trạng thái mệt mỏi, đầu óc quay cuồng.
Khi không ngủ được tình trạng này sẽ khiến làn da của chị em trở nên khô ráp, xuất hiện dấu hiệu lão hóa như:
- Da giảm tính đàn hồi.
- Nhiều nếp nhăn.
- Nám sạm da, đồi mồi hiện rõ
- Rụng tóc nhiều, bắt đầu có tóc bạc.
Thế nhưng, dấu hiệu gây ra cơ thể phiền toái, mệt mỏi nhất chính là rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.
Tại sao phụ nữ tuổi tiền mãn kinh lại bị rối loạn kinh nguyệt?
Phụ nữ bước vào độ tuổi tứ tuần, lúc nay buồng trứng đã bắt đầu suy giảm. Dần dân sẽ ngưng điều tiết hormone estrogen và progesterone. Do việc buồng trứng bị suy giảm chức năng và nội tiết tố bị mất cân bằng. Dẫn đến hoạt động của trứng không được diễn ra như bình thời. Đồng thời gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh ở mỗi người sẽ có sự khác nhau. Vòng kinh có thể sẽ kéo dài hoặc ngắn, kinh nguyệt ra đều, không đều, nhiều hoặc ít hơn.
Bên cạnh đó, giai đoạn mãn kinh của chị em cũng khác nhau. Có những người chỉ xảy ra trong vài tháng. Nhưng có những người kéo dài trong vài năm. Chính vì vậy, chị em nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đón nhận những thay đổi của cơ thể trong thời kỳ này. Điển hình là chứng rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh.
Xem ngay: Bác sĩ tư vấn rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh?
Theo chia sẻ của bác sĩ CKI sản – phụ khoa Trần Thúy Vân của Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội cho biết: Rối loạn tiền mãn kinh thường do một số yếu tố tác động đến như:
- Suy giảm chức năng buồng trứng: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân nội tiết tố nữ. Do lượng hormone estrogen suy giảm chức năng hoàng thể. Dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt thưa dần, lượng kinh nguyệt vì thế mà xuất hiện ít hơn. Nhiều chị em phụ nữ còn xuất hiện một số triệu chứng khó chịu hơn như: đổ mồ hôi hạt về đêm, tăng cân không kiểm troát, mất ngủ, âm đạo khô…Tuy nhiên, có một vài trường hợp kinh nguyệt đã dừng hẳn nhưng cũng có thể quay lại sau vài tháng.
- Cảm xúc thay đổi: Tinh thần của chị em bị ảnh hưởng, suy nhược trong thời gian dài. Dễ bị căng thẳng, kích thích hoặc sang chấn tâm lý. Thời điểm này kinh nguyệt có thể bị mất đột ngột, đau bụng dữ dội khi đến tháng.
- Thói quen sống không khoa học: Nhiều chị em thường xuyên sử dụng chất kích thích như thuốc lá, hay lạm dụng đồ uống có cồn như rượu, bia. Hoặc thói quen dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, sẽ có những dấu hiệu tiền mãn kinh cao gấp 3 lần so những chị em khác. Thậm chí có thể tác động đến chức năng của gan, gây tăng sản nội mạc tử cung. Những trường hợp ăn kiêng, giảm cân quá mức dẫn đến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Rối loạn estrogen cũng khiến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Do mắc bệnh phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa gây rối loạn kinh nguyệt thời kỳ mãn kinh như: Bệnh viêm cổ tử cung, lạc nội mạc cổ tử cung, bệnh buồng trứng. Và một số bệnh gây tăng sản nội mạc tử cung gây chảy máu.
Liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ hoặc gọi đến Hotline: 0969.668.152 - 02437.152.152
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh?
Bước vào tuổi tiền mãn, vòng kinh của chị em sẽ có sự thay đổi như: Kinh nguyệt ít và thưa, chu kỳ kinh nguyệt 1 tháng, 2 tháng thậm chí là lâu hơn mới xuất hiện. Những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thời kỳ mãn kinh như:
- Kinh thưa: Là tình trạng chu ky kinh nguyệt xảy ra từ 35 ngày cho đến 3 tháng vẫn chưa có “nguyệt san”. Sở dĩ xảy ra tình trạng này, do qua trình rụng chứng hay noãn bị thoái hóa trước trứng rụng. Dẫn đến hiện tượng kinh thưa dần, có một vài trường hợp kinh mất hẳn.
- Kinh nguyệt đến sớm: Hiện tượng này cho thấy kinh nguyệt ngắn hơn 3 tuần. Theo bác sĩ Vân cho biết, do nang noãn phát triển và trưởng thành sớm, do đó kinh nguyệt rút ngắn hơn bình thường.
- Rong kinh: Thời gian hành kinh kéo dài hơn 1 tuần, trường hợp máu kinh kép dài hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của nữ giới, do mất máu quá nhiều. Rong kinh có 2 dạng là rong kinh thực thể và rong kinh cơ năng.
Rong kinh thực thể là tình trạng kinh nguyệt kéo dài do tử cung bị tổn thương hay buồng trứng. Do mắc bệnh phụ khoa như: u xơ cổ tử cung, polyp cổ tử cung….
Rong kinh cơ năng là không tìm thấy tổn thương ở các cơ quan trên, nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tố tiền mãn kinh.
- Cường kinh: Cường kinh xảy ra khi ngày kinh kéo dài hơn 7 ngày. Lượng máu kinh xuất hiện hơn 200ml thì được gọi là cường kinh. Phụ nữ khi mắc một số bệnh phụ khoa kiến đến tử cung không thể co bóp và khó cầm máu.
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không?
Mặc dù rối loạn kinh nguyệt thời kỳ mãn kinh là vấn đề sinh lý bình thường của phụ nữ. Thế nhưng nó vẫn gây ra một vài rắc rối đối với chị em, khi bước vào giai đoạn này. Cụ thể như:
- Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt: Những triệu chứng đau bụng dữ dội, rong kinh kéo dài gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
- Ảnh hưởng đến nhan sắc và vóc dáng: Tình trạng lão hóa xuất hiện, các nếp nhăn quanh khóe mắt, miệng, trán và cổ, sẽ khiến phụ nữ già đi trông thấy. Bên cạnh đó, nhiều chị em tăng cân mất kiểm soát, thân hình xồ xề hơn.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư cổ tử cung và một số bệnh lý vùng kín khác: Tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh khiến “cô bé” bị kích thích. Điều này kiến các tác nhân gây bệnh xâm nhập gây viêm vùng chậy, viêm cổ tử cung. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến ung thư, điều này buộc long chị em phải cắt bỏ buồng trứng.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi 30 có sao không?
Sau tuổi 30 rối loạn kinh nguyệt có thể dẫn đến mãn kinh sớm. Thời kỳ này khả năng mang thai của chị em sẽ thấp hơn, do lượng estrogen thấp ngăn ngừa sự rụng trứng. Do đó, việc mang thai trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, estrogen suy giảm ở tuổi 30 có thể làm tăng serotonin, đây là một chất hóa học trong não giúp tăng cường tâm trạng. Thiếu hụt estrogen có thể gây ra sự suy giảm serotonin dẫn đến làm thay đổi tâm trạng hoặc gây trầm cảm.
Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt tuổi 30 khiến chị em khó chịu, mệt mỏi, dễ cáu gắt và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như loãng xương, xốp xương, bệnh về tim mạch.
Cách khắc phục các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Các bác sĩ chuyên khoa thường áp dụng một số cách như:
- Liệu pháp hormone: Liệu pháp này được áp dụng để cải thiện triệu chứng bốc hỏa. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các cách khác nhau. Bạn có thể dùng estrogen liều thấp, trong thời gian ngắn để làm giảm các triệu chứng. Ngoài ra, có thể cần bổ sung thêm progestin.
- Estrogen bôi âm đạo: Estrogen bôi âm đạo dạng gel là dùng trực tiếp vào vùng kín của chị em. Thuốc có thể giúp giảm khô âm đạo, khó chịu khi giao hợp và một số triệu chứng tiết niệu.
- Thuốc chống trầm cảm liều thấp: Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) có thể làm giảm cơn bốc hỏa.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, sự thay đổi về kinh nguyệt hoặc những dấu hiệu khác là quá trình sinh lý tự nhiên. Do đó, chị em cần giữ tinh thần lạc quan, thái độ tích cực để dần thích nghi sự thay đổi này.
- Nên chú ý, hạn chế để cơ thể bị lạnh trong những ngày xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Vì nó có thể làm các triệu chứng khó chịu phát triển mạnh mẽ hơn, chị em sẽ khó kiểm soát. Chính vì vậy, tốt nhất nữ giới không nên tắm nước lạnh, sử dụng các thực phẩm đông lạnh. Để tránh bị cảm lạnh vào ngày đèn đỏ.
- Ngoài ra, chị em cũng không nên làm việc quá sức, lên kế hoạch làm việc khoa học, hợp lý kết hợp nghỉ ngơi và rèn luyện sức khỏe. Hạn chế suy nghĩ căng thẳng, tiêu cực.
- Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế khuyên chị em nên bổ sung các thực phẩm giàu estrogen từ tự nhiên cho cơ thể như: mầm đậu nành, đậu phụ, củ cải đỏ, ngũ cốc nguyên hạt…
- Bổ sung thêm thực phẩm có chứa sắt để phòng tránh thiếu máu: ăn nhiều ức gà, gan, các loại cá, thịt đỏ, dưa hấu, cà chua, …
- Luyện tập các bài tập tăng cường cơ sàn chậu như: Kegel giúp tăng độ co khít cho âm đạo.
- Khám sức khỏe định kỳ, ít nhất 3-6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh ở tử cung, buồng trứng.
Trên đây là những thông tin gửi đến chị em về rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh. Hi vọng sẽ giúp chị em hiểu được phần nào hiện tượng sinh lý bình thường này, từ đó chuẩn bị tâm lý để đón nhận sự thay đổi của cơ thể ở giai đoạn này. Tốt nhất, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và được hỗ trợ.