Bị rối loạn kinh nguyệt nên làm gì tránh mắc bệnh phụ khoa [bác sĩ tư vấn]
Rối loạn kinh nguyệt là gì? Bị rối loạn kinh nguyệt do đâu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt như: dấu hiệu, triệu chứng, và cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà hiệu quả.
Khi chu kỳ kinh nguyệt của chị em thường xuyên bị xáo trộn, lượng máu kinh ra quá nhiều, kèm thêm màu sắc bất thường, bị đau bụng kinh dữ dội. Chị em không nên chủ quan mà cần đến các phòng khám phụ khoa uy tín để được bác sĩ khám và điều trị sớm.
Nếu chị em chưa có thời gian để đi khám, chị em có thể miêu tả các triệu chứng mà mình đang gặp phải Tại Đây. Các chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp giúp các bạn.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Là hiện tượng chỉ xảy ra ở nữ giới, đặc biệt là ở các bé gái mới lớn, chị em đang trong độ tuổi tiền mãn kinh.
Rối loạn kinh nguyệt chính là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt của chị em không ổn định. Lượng máu kinh ra quá nhiều hay quá ít. Số ngày hành kinh ít hoặc nhiều hơn 7 ngày.
Rối loạn kinh nguyệt không chỉ khiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em bị xáo trộn. Thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vì thế, khi bị rối loạn kinh nguyệt, chị em hãy đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị.
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới do nhiều tác nhân gây ra, bao gồm cả yếu tố sinh lí lẫn bệnh lí.
- Nội tiết tố thay đổi
Khi bước qua độ tuổi dậy thì, cuộc đời của chị em phụ nữ sẽ trải qua nhiều biến động gồm: Có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú và tiền mãn kinh,…
Mỗi một sự biến đổi trong cuộc đời của người phụ nữ nó đều có ảnh hưởng đến sự thay đổi nội tiết trong cơ thể.
Vì thế, chị em sẽ bị rối loạn kinh nguyệt ít nhất là dôi ba lần. Với những trường hợp như thế này, chị em không cần phải quá lo lắng. Bởi sau 1-2 tháng, chu kỳ của chị em sẽ ổn định trở lại.
- Dậy thì
Kinh nguyệt được coi là dấu mốc đánh dấu sự dậy thì của các bé gái. Lúc này, cơ thể của các em chưa phát triển ổn định, buồng trứng cùng các cơ quan sinh sản khác chưa phát triển toàn diện.
Hơn nữa hàm lượng nội tiết tố mới bắt đầu được giải phóng và cần thời gian để ổn định. Cho nên 2-3 năm đầu chu kỳ kinh nguyệt của chị em chưa đều và thường xuyên sẽ bị rối loạn.
- Cho con bú
Prolactin là hormon chịu trách nhiệm bài tiết sữa mẹ. Prolactin làm ức chế buồng trứng, giảm hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen có thể gây vô kinh. Vòng kinh sẽ xuất hiện trở lại muộn hơn và cần một thời gian. Thì kinh nguyệt mới ổn định như trước.
- Trước thời kỳ tiền mãn kinh
Khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, nồng độ hormon nữ sẽ bị suy giảm khiến cho buồng trứng cũng bị suy giảm theo. Vì vậy, hoạt động phóng noãn bị rối loạn, kéo theo đó là rối loạn kinh nguyệt.
- Tăng hoặc giảm cân bất thường
Cân nặng của chị em thay đổi một cách đột ngột sẽ tác động trực tiếp lên tuyến yên khiến cho hormon trong cơ thể bị mất cân bằng khiến chu kỳ rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị ảnh hưởng .
- Rối loạn kinh nguyệt do ăn uống
Một trong những nguyên nhân khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt là do chế độ ăn uống hành ngày không phù hợp, không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thêm vào đó lại thường xuyên sử dụng các chất kích thích khiến cho nồng độ hormon bị xáo trộn.
- Căng thẳng – stress
Stress kéo dài làm cho chị em cảm thấy mệt mỏi. Tuyến thượng thận sẽ tiết ra hormon cortisol. Loại hormon này có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Hai loại hoocmon này có nhiệm vụ điều hòa kinh nguyệt của bạn.
- Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, lạm dụng thuốc tránh thai sẽ khiến cho nội tiết tố nữ bị thay đổi làm rối loạn kinh nguyệt.
- Rối loạn tuyến giáp
Bị rối loạn kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu của bệnh rối loạn tuyến giáp.
Rối loạn tuyến giáp là nguyên nhân khiến cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị ảnh hưởng, kéo thao đó nội tiết tố, chu kỳ kinh nguyệt cũng bị tahy đổi theo. Thậm chí có thể gây vô kinh thứ phát cho chị em.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS):
Buồng trứng không rụng trứng, làm ảnh hưởng đến lượng progesteron. Gây mất cân đối tỉ lệ estrogen-progesteron trong cơ thể. Ảnh hưởng đến nội mạc tử cung, gây bong lớp nội mạc tử cung, dẫn tới rong huyết.
Nếu tình trạng này xảy ra, phụ nữ không có chu kỳ kinh thật sự. Vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều.
- Nhiễm khuẩn sau sinh
Sau nạo thai, viêm nội mạc tử cung, cũng sẽ làm rối loạn chu kì kinh nguyệt. Do gây dính buồng tử cung gây vô kinh thứ phát.
Các bệnh lý như u xơ tử cung dưới niêm mạc, polyp lòng tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung. Ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung gây rong huyết không theo chu kì kinh nguyệt.
- Buồng trứng bị suy giảm
Là tình trạng buồng trứng mất chức năng trước tuổi 40. Những phụ nữ mắc chứng suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không đều. Hoặc không thường xuyên trong nhiều năm.
>>Chi tiết hơn tại: Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt thường gặp bạn không thể bỏ qua
Triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt
Chị em có thể quan sát và nhận biết được triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt bằng mắt thường như:
- Chảy máu kinh nguyệt quá nhiều- Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt
Đây là dấu hiệu đầu tiên của rối loạn kinh nguyệt. Thường lượng máu kinh trong suốt chu kỳ kinh sẽ dao động từ 50- 80 ml. Nếu như lượng máu kinh nhiều hơn 80ml thì chị em đang bị rong huyết.
Đây là vấn đề cực nguy hiểm không chỉ khiến chị em bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt,…mà nó còn đe dọa đến tính mạng của chị em.
Vì thế, khi thấy hiện tượng chảy máu kinh nguyệt quá nhiều. Thêm vào đó số ngày hành kinh trên 7 ngày, hoặc ít hơn 2 ngày. Hiện tượng này kéo dài trong các chu kỳ kinh. Chị em cần phải đi khám sớm để có phương pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em.
- Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt- Vô kinh
Khi bước qua độ tuổi dậy thì, chị em sẽ có kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu qua 18 tuổi. Chị em vẫn không thấy “dì cả” hỏi thăm. Chị em hãy thăm khám sớm nhé. Bởi đây là hiện tượng vô kinh tự phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của chị em.
Còn nếu chị em đã từng có kinh, nhưng tự nhiên bị mất kinh từ 3-6 tháng liên tiếp. Đây là hiện tượng vô kinh thứ phát thường gặp ở những chị em bị rối loạn kinh nguyệt.
Hiện tượng này nếu như không được điều trị sớm sẽ khiến cho quá trình thụ thai của chị em gặp khó khăn, thậm chí còn khiến chị em bị vô sinh.
- Đau bụng kinh quá mức- triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt
Thường khi đến chu kỳ kinh chị em sẽ bị đau bụng ngày đầu hoặc ngày thứ 2 của chu kỳ. Tuy nhiên, mức độ đau rất ít chỉ là đau âm ỉ sau đó biến mất. Nhưng nếu chị em bị đau bụng trong chu kỳ một cách cách dữ dội, kèm theo màu sắc của máu kinh bất thường. Chị em tuyệt đối không được chủ quan với hiện tượng này, bởi đây là triệu chứng nguy hiểm của rối loạn kinh nguyệt.
- Rong kinh- dấu hiệu của kinh nguyệt không đều
Rong kinh có phải là dấu hiệu của kinh nguyệt không đều không? câu trả lời sẽ là có. Thường chu kỳ kinh của chị em sẽ dao động từ 28-35 ngày, số ngày hành kinh từ 3-7 ngày. Nếu số hành kinh của chị em kéo dài trên 7 ngày thì đây là hiện tượng của rối loạn kinh nguyệt.
Có rất nhiều nguyên do khiến chị em bị rong kinh. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do chị em bị mắc các bệnh về phụ khoa hay cơ quan sinh sản của chị em bị tổn thương như: viêm nội mạc tử cung , u nang buồng trứng,…
Ngoài ra, chị em bị rong kinh còn do chế độ sinh hoạt hàng ngày không đảm bảo, bị mắc các bệnh nội khoa như tim mạch, đái tháo đường,…
Rối loạn kinh nguyệt không chỉ khiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà còn gây ra nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Vì thế khi thấy bản thân có các triệu chứng nêu trên. Chị em hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối lạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở mọi đối tượng của nữ giới. Nếu không tìm ra chính xác nguyên nhân cũng như không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lí cũng như khả năng sinh sản của chị em.
- Gây thiếu máu, chị em sẽ thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt.
- Có thể khiến chị em bị vô sinh hiếm muộn
Để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí 24/7 hãy click ngay TƯ VẤN ONLINE
Bị rối loạn kinh nguyệt do các bệnh lí về phụ khoa gây ra, nếu không điều trị sớm, mức độ viêm nhiễm sẽ lan rộng khiến chị em bị viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng,…đây đều là những bệnh lí khiến cho chị em khó có thể làm mẹ.
Hơn nữa, chu kỳ kinh bị rối loạn sẽ khiến chị em khó có thể nhận biết được ngày rụng trứng, gây khó khăn cho việc thụ thai.
- Ảnh hưởng đến nhan sắc
Rối loạn kinh nguyệt sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, da trở xanh xao thiếu sức sống, khiến cho dung nhan của chị em bị xuống sắc.
Bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì?
Ăn gì để hỗ trợ điều trị kinh nguyệt hiệu quả và an toàn là vấn đề được rất nhiều chị em đặc biệt quan tâm.
Khi bị rối loạn kinh nguyệt chị em có thể bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Sữa chua
Là một loại thực phẩm được chế xuất từ bơ sữa lên men. Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhất là những người bị rối loạn kinh nguyệt, rối laonj hệ tiêu hóa.
Trong sữa chua có chứa rất nhiều các thành phần giàu chất canxi, chất kẽm, và các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong cơ thể . Vì thế, khi bị rối loạn kinh nguyệt, chị em nên ăn từ 1-2 hộp sữa chua/ ngày.
- Nước gừng
Từ lâu, trong Đông y gừng là một loại thảo dược quý được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lí.
Thành phần chính có trong củ gừng là chất Cineole- là chất giúp con người giải tỏa stress rất tốt.
Bên cạnh đó, với vị cay nóng gừng còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp cho việc lưu thông máu diễn ra được tốt hơn.
Cho nên, để hỗ trợ điều trị hiện tượng bị rối loạn kinh nguyệt, chị em có thể chế biến gừng vào trong các bữa ăn hàng ngày. Hoặc đun gừng để làm nước trà uống hàng ngày.
Lưu ý : nếu không muốn bị mất ngủ, chị em không nên uống nước gừng vào buổi tối.
- Nha đam
Ngoài việc làm đẹp, duy trì cân nặng ổn định, nha đam còn được biết đến là thực phẩm rất tốt cho những chị em bị rối loạn kinh nguyệt.
Các thành phần có trong nha đam sẽ giúp cho hormone trong cơ thể người của chị em được ổn định. Chị em chỉ cần chế biến nha đam để làm nước uống hàng ngày.
- Các loại thực phẩm khác
Ngoài các loại thực phẩm nêu trên, khi bị rối loạn kinh nguyệt chị em có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm như: mướp đắng, nghệ, đường thốt nốt.
Có nhiều nguyên nhân khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt. Cho dù là nguyên nhan nào cũng sẽ gây phiền toái đến sinh hoạt hàng ngày của chị em. Đặc biệt nếu là các bệnh phụ khoa, sẽ khiến sức khỏe sinh sản của chị em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, khi bị rối loạn kinh nguyệt từ 2-3 lần liên tiếp. Chị em không được chủ quan mà hãy nhanh chóng đến các địa chỉ khám bệnh phụ khoa để được các bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị.