Một trong những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nữ giới đó chính là tắc kinh nguyệt. Nó có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân tự nhiên hay ảnh hưởng do yếu tố lối sống, sự mất cân bằng hormone. Hãy thận trọng, nếu bạn bị mất kinh nguyệt 3 tháng hay 7 tháng không có kinh nguyệt, nó có thể là nguyên do của các vấn đề nguy hiểm đang tồn tại trong cơ thể.
Tắc kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân gây tắc kinh nguyệt là do đâu? Làm cách nào để chữa tắc kinh nguyệt?... Tất cả những câu hỏi này sẽ được các chuyên gia sản phụ khoa hàng đầu giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
TẮC KINH LÀ GÌ?
Một người phụ nữ khi bước vào tuổi dậy thì sẽ xảy ra tình trạng chảy máu kinh nguyệt. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ quan sinh sản của nữ giới bắt đầu hoạt động, đảm nhận nhiệm vụ thụ tinh, mang thai và sinh nở.
Thông thường, kinh nguyệt của nữ giới có tính xoay vòng, theo một chu kỳ nhất định từ tháng náy sang tháng khác. Một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ này đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Thời gian của chu kỳ kinh ở nữ giới thường dao động từ 28 – 30 ngày, tùy theo cơ địa của từng người.
Tắc kinh nguyệt được hiểu là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ không xuất hiện, không có tình trạng chảy máu kinh. Và nó thường được chia thành 2 loại, bao gồm:
- Tắc kinh nguyên thủy: Đây là tình trạng một người con gái đã đến hoặc quá 15 tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt.
- Tắc kinh thứ cấp: Là tình trạng người phụ nữ vốn có kinh nguyệt bình thường nhưng bị mất kinh nguyệt 3 tháng trở lên.
>>Có thể bạn chưa biết:
[Bật mí ] 7 Địa chỉ chữa kinh nguyệt không đều uy tín tại Hà Nội
Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường và những điều nguy hiểm bạn phải biết
5 biểu hiện kinh nguyệt bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm
DẤU HIỆU BỊ TẮC KINH LÀ GÌ?
Để biết bản thân có bị tắt kinh hay không, các chị em có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
- Không có kinh nguyệt liên tục trong 3 tháng
- Nữ giới quá 15 tuổi vẫn chưa có kinh
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược, đau đầu
- Làn da khô sạm, xuất hiện các vết thâm nám, nổi mụn
- Tăng cân bất thường không rõ nguyên do
- Nhịp tim chậm
- Táo bón
- Thay đổi thị lực
- Rụng tóc
- Núm vú có dấu hiệu tiết dịch màu trắng đục như sữa
Tùy vào từng người, các dấu hiệu tắc kinh sẽ không có sự đồng nhất. Có người gặp phải triệu chứng này, có người gặp phải triệu chứng khác. Tuy nhiên, khi đã biết tình trạng tắc kinh là gì thì chỉ cần 1-2 dấu hiệu là các chị em hoàn toàn có thể nhận biết vấn đề này để có thể chủ động đi kiểm tra, thăm khám.
NGUYÊN NHÂN GÂY TẮC KINH
Vì sao kinh nguyệt bị tắc? Tắc kinh do nguyên nhân nào gây ra? Nhiều chị em phụ nữ khi nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình biến mất thường rất băn khoăn với những câu hỏi này.
Trên thực tế, có vô số nguyên nhân khác nhau khiến cho các bạn gái bị tắc kinh trong thời gian dài. Phổ biến nhất là do mang thai, cho con bú... Tuy nhiên, vấn đề này cũng có thể là do sự rối loạn nội tiết tố hay do cấu trúc bất thường ở cơ quan sinh dục....
Tắc kinh nguyệt do sinh lý
Tình trạng tắc kinh nguyệt ở nhiều người phụ nữ có thể bắt nguồn từ các yếu tố tự nhiên như:
- Mang thai:
Khi phụ nữ có thai, bào thai sẽ di chuyển vào bên trong tử cung, bám vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ. Điều này sẽ khiến cho những niêm mạc này không bị bong tróc để gây ra tình trạng chảy máu kinh nguyệt hàng tháng. Đó chính là nguyên do nữ giới bị tắc kinh nguyệt trong suốt thời kì mang thai cho đến khi sinh nở.
- Cho con bú:
Khi cho con bú, cơ thể người mẹ kích thích tiết ra hormone prolactin giúp ức chế FSH và GnRH. Đây là những chất có vai trò trong việc kích thích sự trưởng thành và rụng trứng dẫn đến ức chế rụng trứng và gây tắc kinh. Khi trẻ ngừng bú, kinh nguyệt của mẹ sẽ quay trở lại.
- Mãn kinh
Người phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh, chức năng buồng trứng sẽ bị suy giảm và dần dần ngừng hoạt động, không tiết các nội tiết tố nữ. Đây là nguyên nhân gây tắt kinh mỗi tháng và chấm dứt khả năng sinh sản của nữ giới.
Đây được xem là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhiều người bị mất kinh hơn 2 tháng hay tắc kinh 9 tháng... Với những trường hợp này, bạn không cần phải lo lắng nó sẽ không gây ra sự nguy hại nào cho sức khỏe.
Tắc kinh do mất cân bằng hormone
Sự rối loạn và mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân gây hiện tượng tắc kinh phổ biết ở nhiều nữ giới. Bởi đây là những hormone giúp duy trì chức năng – hoạt động của các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung.
Và sự rối loạn này có thể bắt nguồn từ một số yếu tố thường gặp như:
- Do các bệnh tuyến giáp: Tuyến giáp là bộ phận đóng vai trò quan trọng để điều hòa nhiều quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi nữ giới bị rối loạn tuyến giáp, nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết prolactin. Vấn đề này sẽ gây ra các hiện tượng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm cả tình trạng vô kinh, tắc kinh...
- Khối u tuyến yên: Sự xuất hiện của một khối u lành tính (không phải là ung thư) trong tuyến yên cũng có thể can thiệp vào sự điều hòa nội tiết tố và làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bởi vậy, nó cũng là một trong những nguyên nhân gây tắc kinh nguyet cho nhiều nữ giới.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Chứng bệnh đa nang buồng trứng sẽ khiến cho mức độ hormone ở nữ giới tăng cao và duy trì trong thời gian dài, Và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến vùng kinh của nữ giới với các dấu hiệu như tắc kinh đột ngột, tăng cân không rõ lý do, mọc lông, ria mép...
Bị tắc kinh do ảnh hưởng của lối sống, thói quen sinh hoạt
Hiện tượng tắc kinh nguyệt trong thời gian dài ở nhiều người phụ nữ đôi khi cũng do các yếu tố về lối sống gây ra.
- Tâm lý:
Tâm lý căng thẳng, lo âu, phiền muộn kéo dài là nguyên nhân khiến nữ giới bị mất kinh. Nguyên nhân là do sự thay đổi tâm lý này sẽ kéo theo sự thay đổi hoạt động của vùng dưới đồi. Đây là khu vực trong não giúp kiểm soát các hormone điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Và kết quả của nó chính là khiến cho việc rụng trứng và kinh nguyệt bị ngưng lại.
- Trọng lượng cơ thể :
Khi trọng lượng cơ thể của bạn quá thấp sẽ có thể làm gián đoạn chức năng nội tiết của cơ thể. Và nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, khiến cho việc rụng trứng bị tạm dừng dẫn đến tắc kinh.
- Tập thể dục quá sức:
Tập luyện thể dục hay các môn thể thao với cường độ quá cao có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Đặc biệt, tình trạng tắc kinh sẽ dễ xảy ra hơn nếu kết hợp với các yếu tố như lượng mỡ cơ thể thấp, căng thẳng kéo dài và tiêu hao nhiều năng lượng.
Kinh nguyệt mất đột ngột do ảnh hưởng của thuốc
Sử dụng thuốc tránh thai có thể khiến các chị em bị tắc kinh nguyệt. Ngay cả khi bạn ngừng uống thuốc thì phải sau một thời gian, buồng trứng mới có thể ổn định lại.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị bệnh khác cũng có thể gây tình trạng tắc kinh cho người phụ nữ như:
- Thuốc chống loạn thần
- Hóa trị ung thư
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc huyết áp
- Thuốc dị ứng
- ...
Tắc kinh nguyệt do cấu trúc cơ quan sinh dục
Một số vấn đề bất thường xảy ra ở cơ quan sinh dục, sinh sản cũng là nguyên nhân khiến kỳ kinh nguyệt bị ngưng lại, nhất là ở những trường hợp dậy thì nhưng chưa có kinh.
- Thiếu cơ quan sinh sản: Vì một vấn đề bất thường nào đó trong quá trình phát triển trong bụng mẹ, một số bé gái khi sinh đời không có đầy đủ bộ phận trong cơ quan sinh sản như cổ tử cung, tử cung hay âm đạo... Chính điều này là nguyên do khiến nhiều bé gái khi đến tuổi dậy thì vẫn không có kinh, tắc kinh...
- Cấu trúc bất thường của âm đạo: Âm đạo có cấu trúc bất thường hay có vách ngăn có thể ngăn chặn dòng máu chảy ra từ tử cung và cổ tử cung. Bởi vậy, nó có thể khiến cho kỳ kinh nguyệt của các chị em bị biến mất, tắc kinh trong thời gian dài.
- Sẹo tử cung: Một số nữ giới khi nạo hút thai, sinh mổ hay điều trị u xơ tử cung có thể bị tổn thương ở tử cung và hình thành mô sẹo. Những mô sẹo này có thể ngăn ngừa sự phát triển và bong ra của niêm mạc tử cung, khiến cho kinh bị tắc, không xuất hiện.
Bệnh phụ khoa gây tắc kinh nguyệt
Một số căn bệnh phụ khoa cũng là lý do khiến cho các chị em không có “bà dì” ghé thăm vào hàng tháng, bao gồm:
- Viêm lộ tuyến
- U xơ tử cung
- Polyp tử cung
- Viêm tắc ống dẫn trứng
- ...
Nếu bạn đang mắc phải những bệnh phụ khoa gây tắc kinh nguyệt, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ hoặc gọi đến Hotline: 0969.668.152 - 02437.152.152
TẮC KINH NGUYỆT NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
Nếu bạn chỉ đơn thuần bị tắc kinh do mang thai, cho con bú hay đã đến kì mãn kinh thì điều này hoàn toàn không gây hại gì cho sức khỏe. Nhưng nếu tình trạng tắc kinh kéo dài quá lâu mà không phải là do sinh lý, nó có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng.
- Khiến cơ quan sinh dục bị lão hóa
Khi hiện tượng tắc kinh là do sự hoạt động không ổn định của tuyến yên, hormone.. Nếu để kéo dài và không điều trị, nó có thể dẫn tới suy buồng trừng, làm teo và lão hóa cơ quan sinh dục. Thậm chí nó cũng có thể dẫn tới nguy cơ ung thư buồng trứng.
- Làm ảnh hưởng tới tâm lý
Một khi tuyến yên hoạt động không ổn định gây tắc kinh, nó cũng sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh của người phụ nữ. Tâm lý lo lắng, sợ hãi, căng thẳng kéo dài có thể khiến cho các chị em dễ mắc chứng trầm cảm.
- Khiến buồng trứng bị tổn thương
Buồng trứng hoạt động không ổn định hoặc mất đi chức năng vốn có do nội mạc tử cung không được kích thích không chỉ dẫn đến việc tắc kinh mà còn có thể gây tổn thương buồng trứng hoặc suy buồng trứng sớm.
- Tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn
Tình trạng tắc kinh khi bắt nguồn từ các vấn đề bất thường ở buồng trứng cũng sẽ khiến cho việc rụng trứng bị ảnh hưởng. Và về lâu dài, nó có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nhất mà không một người phụ nữ nào muốn gặp phải, đó chính là vô sinh hiếm muộn.
Chính vì những vấn đề này mà khi nữ giới có các dấu hiệu tắc kinh 3 tháng trở lên, tắc kinh không phải do mang thai... thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế. Qua thăm khám, kiểm tra, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân tắc kinh là do đâu và nên áp dụng cách chữa tắc kinh nào phù hợp.
CÁCH CHỮA TẮC KINH NGUYỆT
Bị tắc kinh phải làm sao? Làm cách nào để chữa tắc kinh nguyệt? Bài thuốc chữa tắc kinh nguyệt là gì? Khi nữ giới bị tắc kinh, việc áp dụng cách chữa tắc kinh nguyệt luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, nữ giới muốn khắc phục tình trạng mất hoặc tắc kinh nguyệt thì cần dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể:
Tắc kinh do rối loạn nội tiết
Đối với những trường hợp bị tắc kinh do mất cân bằng hormone, các chị em có thể áp dụng liệu pháp hormone như:
- Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố
- Dùng viên uống bổ sung estrogen và progesterone
Việc bổ sung hormone phải được cân chỉnh dựa trên nồng độ hormone thiếu hụt. Vì vậy bạn cần áp dụng liệu pháp này theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tự ý áp dụng liệu pháp hormone có thể làm tăng sinh các khối u bất thường và những tác dụng không mong muốn.
Tắc kinh do thói quen sinh hoạt
Phương pháp điều trị cho những trường hợp này đó chính là thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Theo đó, người bệnh nên duy trì những thói quen tốt, giúp cho cơ thể được khỏe mạnh, đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể được hoạt động hiệu quả. Điều này sẽ góp phải cải thiện tình trạng tắc kinh. Bạn nên:
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học bao gồm các thực phẩm giàu tinh bột, vitamin, khoáng chất, protein, omega 3... Đồng thời hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống chứa caffeine, cồn,…
Với những trường hợp mất kinh nguyệt do rối loạn ăn uống hoặc lười ăn, bạn nên tìm gặp chuyên gia dinh dưỡng để tìm hướng khắc phục phù hợp.
- Kiểm soát căng thẳng
Người bệnh cần giữ cho tâm lý được thoải mái, thư giãn, tránh các cảm xúc tiêu cực để cải thiện tình trạng tắc kinh. Bạn có thể bố trí thời gian nghỉ ngơi, đọc sách, xem phim hay đi du lịch... để giải tỏa căng thẳng. Việc chia sẻ hay tâm sự những phiền muộn của bản thân cho gia đình, bạn bè cũng là một liệu pháp tâm lý phù hợp để giúp kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại.
- Điều chỉnh cường độ luyện tập
Luyện tập thể dục thể thao là hoạt động giúp duy trì sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên nếu luyện tập quá mức, nó có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ quan sinh sản, gây tắc kinh. Bởi vậy các chị em nên thay đổi thói quen luyện tập phù hợp, tập luyện điều độ, chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, chơi bóng chuyền, đạp xe hay bơi lội... để khắc phục vấn đề này.
Nếu tắc kinh do bệnh lý
Với những trường hợp tắc kinh do các bệnh lý thì người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trong trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể chỉ cần sử dụng thuốc. Nhưng khi bệnh nặng, bạn có thể phải áp dụng các biện pháp ngoại khoa khác nhau.
Đặc biện, những trường hợp mất kinh nguyệt do sẹo tử cung, suy buồng trứng sớm, tuyến giáp bất thường, tăng sản tuyến thượng thận,… thì thường được điều trị bằng cách phẫu thuật.
Tuy nhiên, việc can thiệp ngoại khoa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, vì vậy bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro trước khi thực hiện.
Như vậy, để biết bản thân nên áp dụng cách chữa tắc kinh nguyệt nào hiệu quả, các chị em nên đến trực tiếp các cơ sở y tế để kiểm tra. Qua việc kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng hay áp dụng các phương pháp siêu âm, xét nghiệm, bác sĩ sẽ biết được nguyên nhân gây tắc kinh là do đâu và tư vấn cách chữa tắc kinh phù hợp nhất.
Khuyến cáo: Nhiều chị em khi bị tắc kinh vì e ngại việc khám bệnh tại các cơ sở y tế nên tự ý áp dụng các cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà tìm được trên mạng. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cho bạn gặp phải nhiều rắc rối khi không chữa trị đúng nguyên nhân gây tắc kinh hay dùng các loại thuốc không được kiểm chứng. Không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nó còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khiến bạn mất đi khả năng làm mẹ trong tương lai. Do đó, các bạn cần phải thật thận trọng trong việc điều trị tắc kinh.
Tắc kinh có thể gây nguy cơ vô sinh, tước đi cơ hội làm mẹ của người phụ nữ. Chính vì vậy, các chị em không nên chủ quan với tình trạng này mà hãy chủ động thăm khám sớm khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ. Bên cạnh đó, các bạn hãy tìm hiểu các địa chỉ chữa tắc kinh uy tín. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho bạn trong việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như các cách chữa tắc kinh hiệu quả nhất. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!