Mất kinh nguyệt ở nữ giới: Nguyên nhân, chẩn đoán, cách chữa trị hiệu quả nhất
Bạn bị mất kinh nguyệt? Kì kinh của bạn bị “trễ hẹn” trong nhiều tháng liền. Rất có thể đây là dấu hiệu của việc bạn đang mang thai. Nhưng cũng có thể, tình trạng vô kinh hay tắc kinh mà bạn gặp phải là do một vấn đề bất thường nào đó trong cơ thể.
THẾ NÀO LÀ MẤT KINH NGUYỆT?
Hiểu một cách đơn giản, mất kinh nguyệt (vô kinh) là sự vắng mặt của kỳ kinh nguyệt – một hiện tượng sinh lý có tính chu kì, xảy ra vào mỗi tháng ở người phụ nữ.
Theo đó, mọi nữ giới khi bước vào tuổi dậy thì sẽ được đánh dấu bằng việc chảy máu kinh (kinh nguyệt). Đây là dấu hiệu giúp nhận biết cơ quan sinh sản của một người con gái đã sẵn sàng hoạt động để đảm nhận nhiệm vụ thụ tinh và mang thai.
Trong một chu kỳ kinh, để chuẩn bị cho việc trứng được thụ tinh về làm tổ, lớp niêm mạc bên trong tử cung sẽ dày lên. Tuy nhiên, khi việc thụ tinh giữa trứng và tinh trùng không xảy ra thì lớp niêm mạc này sẽ bị bong tróc ra khỏi thành tử cung. Cùng với noãn trứng bị thoái hóa và các dịch nhầy, lớp niêm mạc này sẽ bị đẩy ra ngoài tử cung qua các cơn co bóp tự nhiên và gây ra hiện tượng chảy máu kinh.
Một người phụ nữ được chẩn đoán là mất kinh nguyệt khi ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp không xảy ra tình trạng chảy máu kinh. Bên cạnh đó, những cô gái chưa có kinh nguyệt từ năm 15 tuổi trở đi cũng được xem là bị vô kinh.
>>Xem thêm: [ Giải đáp ] Bị rong kinh sau khi phá thai bằng thuốc?
NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT KINH NGUYỆT Ở NỮ GIỚI
Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, hiện tượng mất kinh nguyệt ở nữ giới có thể xảy ra vì nhiều lý do. Trong một số trường hợp, nó chỉ là một biểu hiện sinh lý hết sức bình thường.
Tuy nhiên, một số khác, hiện tượng mất kinh 1 tháng hay 2 tháng có thể bắt nguồn từ các vấn đề với cơ quan sinh sản hay với các tuyến giúp điều chỉnh nồng độ hormone.
Mất kinh nguyệt tự nhiên
Trong cuộc sống bình thường, nhiều chị em có thể bị mất (tắt) kinh 2 tháng, thậm chí là mất kinh nguyệt 1 năm là vì những lý do tự nhiên, chẳng hạn như:
- Mang thai
- Cho con bú
- Mãn kinh
Với những trường hợp này, bạn không cần phải lo lắng vì khi những vấn đề này kết thúc, kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ quay trở lại. Riêng với phụ nữ đã mãn kinh thì kì kinh nguyệt sẽ kết thúc vĩnh viễn.
Kinh nguyệt mất đột ngột do ảnh hưởng của thuốc tránh thai
Một số phụ nữ sau khi sử dụng thuốc tránh thai có thể không có kinh nguyệt. Ngay cả sau khi ngừng thuốc tránh thai, phải mất một thời gian để buồng trứng có thể ổn định và trứng rụng thường xuyên. Lúc đó, kỳ kinh nguyệt của bạn mới có thể quay trở lại như cũ.
Việc sử dụng các loại thuốc tránh thai hay các phương pháp tránh thai khác như cấy que tránh thai, đặt vòng... cũng có thể gây ra tình trạng tắt kinh cho nữ giới.
Mất kinh lâu ngày do sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt ngừng lại, bao gồm một số loại:
- Thuốc chống loạn thần
- Hóa trị ung thư
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc huyết áp
- Thuốc dị ứng
Xem ngay: Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai nên làm gì
Kinh nguyệt biến mất do tác động của lối sống, thói quen sinh hoạt
Hiện tượng mất (tắc) kinh nguyệt trong thời gian dài ở nhiều người phụ nữ đôi khi cũng do các yếu tố về lối sống gây ra.
- Tâm lý:
Tinh thần căng thẳng, lo âu, stress kéo dài cũng là nguyên nhân có thể khiến người phụ nữ bị vô kinh. Bởi tình trạng này có thể làm thay đổi hoạt động của vùng dưới đồi – một khu vực trong não giúp kiểm soát các hormone điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Kết quả rụng trứng và kinh nguyệt có thể dừng lại. Nó chỉ khắc phục và trở lại bình thường khi tình trạng căng thẳng của bạn đã thuyên giảm.
- Trọng lượng cơ thể :
Một người phụ nữ có trọng lượng cơ thể quá thấp cũng sẽ làm gián đoạn nhiều chức năng nội tiết tốt trong cơ thể. Và lẽ dĩ nhiên, nó có khả năng tạm dừng việc rụng trứng.
Đó là nguyên do khiến những nữ giới bị rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc cuồng ăn thường bị tắt kinh vì những thay đổi nội tiết tố bất thường này.
- Tập thể dục quá sức:
Những nữ giới thường xuyên tham gia các hoạt động thể lực cường độ cao có thể gặp phải tình trạng gián đoạn kỳ kinh nguyệt. Một số yếu tố kết hợp có thể góp phần khiến các chị em bị mất kinh trong nhiều tháng liền là do lượng mỡ cơ thể thấp, căng thẳng kéo dài và tiêu hao nhiều năng lượng.
Mất (tắt) kinh kéo dài do mất cân bằng hormone
Sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu khiến cho bạn bị mất kinh 1 tháng, 2 tháng thậm chí là mất kinh nguyệt 5 tháng... Và có khá nhiều vấn đề có thể làm thay đổi lượng hormone ở nữ giới gồm:
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Nữ giới bị hội chứng đa nang buồng trứng thường có mức độ hormone tương đối cao và duy trì trong thời gian dài, thay vì mức độ dao động thường thấy trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Biểu hiện của bệnh lý này là tình trạng mất kinh tăng cân đột ngột, mọc ria mép...
- Vấn đề ở tuyến giáp: Một tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) có thể gây ra những hiện tượng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm cả tình trạng vô kinh, tắt kinh...
- Khối u tuyến yên: Sự xuất hiện của một khối u lành tính (không phải là ung thư) trong tuyến yên cũng có thể can thiệp vào sự điều hòa nội tiết tố và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, trong đó có tình trạng mất kinh nguyệt.
- Mãn kinh sớm: Thông thường, nữ giới thường bắt đầu thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi 50. Tuy nhiên, ở một số người phụ nữ, nguồn cung của trứng giảm dần trước 40 tuổi và điều này làm kỳ kinh nguyệt bị ngừng lại rồi mất hẳn.
Tắt kinh do cấu trúc cơ quan sinh dục
Một số vấn đề bất thường xảy ra ở cơ quan sinh dục, sinh sản cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng vô kinh ở nữ giới, nhất là hiện tượng mất kinh nguyệt ở tuổi dậy thì (>15 tuổi). Bao gồm:
- Sẹo tử cung: Hội chứng Asherman, một tình trạng mô sẹo tích tụ trong niêm mạc tử cung đôi khi có thể xảy ra ở những người phụ nữ đã từng nạo hút thai, sinh mổ hoặc điều trị u xơ tử cung. Sẹo tử cung có thể ngăn ngừa sự tích tụ và bong ra bình thường của niêm mạc tử cung, từ đó khiến cho kỳ kinh bị biến mất, không xuất hiện.
- Thiếu cơ quan sinh sản: Đôi khi các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển của thai nhi khiến cho một bé gái khi sinh ra mà không đầy đủ các bộ phận trong hệ thống cơ quan sinh sản như tử cung, cổ tử cung hay âm đạo. Khi cơ quan sinh sản phát triển không bình thường thì chắc chắn chu kỳ kinh sẽ bị ảnh hưởng, tình trạng vô kinh có thể xảy ra.
- Cấu trúc bất thường của âm đạo: Âm đạo có vách ngăn hay có cấu trúc bất thường sẽ làm ngăn chặn dòng máu chảy ra từ tử cung và cổ tử cung. Và điều này cũng sẽ dẫn đến tình trạng mất kinh nguyệt ở nhiều chị em phụ nữ.
Nếu bạn đang mắc phải những bệnh phụ khoa gây tắt kinh nguyệt, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ hoặc gọi đến Hotline: 0969.668.152 - 02437.152.152
CÁC YẾU TỐ RỦI RO
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ vô kinh cho chị em phụ nữ bao gồm:
- Di truyền: Nếu trong gia đình, mẹ hoặc chị gái bạn bị vô kinh thì khả năng bạn bị mất kinh nguyệt là rất cao
- Rối loạn ăn uống: Người mắc chứng rối loạn ăn uống như chán ăn hay cuồng ăn cũng có nguy cơ cao bị vô kinh.
- Rèn luyện thể chất: Việc tập luyện thể thao quá nghiêm ngặt cũng có thể làm tăng nguy cơ vô kinh.
CÁC TRIỆU CHỨNG ĐI KÈM HIỆN TƯỢNG MẤT KINH NGUYỆT
Biểu hiện đặc trưng của hiện tượng mất kinh nguyệt là không có kinh nguyệt liên tục trong 3 tháng hay những nữ giới quá 15 tuổi mà vẫn chưa có kinh.
Tuy nhiên, ngoài biểu hiện này, khi một người phụ nữ bị tắt kinh, vô kinh thường sẽ xuất hiện những triệu chứng khác kèm theo như:
- Mệt mỏi
- Da khô, xuất hiện sạm, nám,…
- Tăng cân bất thường
- Nhịp tim chậm
- Táo bón
- Rụng tóc
- Thay đổi thị lực
- Nổi mụn
- Núm vú có dấu hiệu tiết dịch màu trắng đục như sữa
- Đau đầu
MẤT KINH CÓ THAI KHÔNG?
Vì kinh nguyệt có sự liên quan mật thiết với các cơ quan sinh sản của người phụ nữ. Bởi vậy những phụ nữ bị mất kinh trong thời gian dài thường lo lắng về khả năng sinh nở của bản thân. Nhiều người thường băn khoăn với câu hỏi, mất kinh có rụng trứng không? mất kinh có thai không?
Theo các chuyên gia y tế, việc người phụ nữ bị mất kinh có rụng trứng hay có thai không thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Với những bạn gái bị vô kinh nguyên phát, có nghĩa là do buồng trứng hoạt động không bình thường, bị dị tật hay do các bệnh lý ở buồng trứng như đa nang... sẽ khiến cho chức năng của cơ quan này ảnh hưởng, khiến trứng không rụng được. Kể cả khi sự phóng noãn vẫn xảy ra thì khả năng thụ thai là rất thấp. Chính vì vậy những trường hợp này rất khó có thai và rất dễ bị vô sinh, hiếm muộn.
Ngoài ra, những bạn gái bị vô sinh thứ phát do quá trình rụng trứng bị rối loạn, không đều cũng sẽ gây khó khăn lớn cho việc thụ thai.
Do đó, nếu các chị em chẳng may bị vô kinh, mất (tắt) kinh nguyệt 3 tháng trở lên hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám. Qua đó, bác sĩ mới có thể xác định được nguyên nhân bạn bị mất kinh là do đâu và nó có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không.
HƯỚNG DẪN CÁCH CHỮA TRỊ TÌNH TRẠNG MẤT KINH NGUYỆT
Làm cách nào để giải quyết tình trạng kinh nguyệt bị mất đột ngột hay mất kinh kéo dài... Đây chắc hẳn là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, tình trạng vô kinh ở nữ giới nếu muốn khắc phục thì phải được điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể. Các bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn sau đây để giúp chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại và ổn định hơn.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, cải thiện chức năng của buồng trứng và giúp quá trình hành kinh ổn định trở lại. Bởi vậy, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn uống chính là biện pháp giúp hỗ trợ những trường hợp nữ giới bị mất kinh do giảm cân quá mức hay do béo phì.
Theo đó, các chị em nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học bao gồm các thực phẩm giàu tinh bột, vitamin, khoáng chất, protein, omega 3... Đồng thời hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống chứa caffeine, cồn,…
Với những trường hợp mất kinh nguyệt do rối loạn ăn uống hoặc lười ăn, bạn nên tìm gặp chuyên gia dinh dưỡng để tìm hướng khắc phục phù hợp.
- Kiểm soát căng thẳng
Với những chị em phụ nữ bị mất kinh, tắt kinh bắt nguồn từ trạng thái tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài thì việc áp dụng các liệu pháp thư giản, giải tỏa cảm xúc... là điều cần thiết.
Các bạn có thể áp dụng một số biện pháp kiểm soát căng thẳng như:
- Tránh làm việc quá sức, chỉ nên làm việc từ 6-8 tiếng mỗi ngày
- Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày. Không nên thức khuya
- Massage, bấm huyệt... trước khi đi ngủ cũng là phương pháp giúp cơ thể được thư giãn, giảm mệt mỏi
- Dành thời gian đọc sách, xem phim, mua sắm... sẽ giúp giảm căng thẳng ở hệ thần kinh, cải thiện tâm trạng và đem lại cảm xúc tích cực.
- Tâm sự, chia sẻ với chồng, người thân những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống. Tránh việc suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến lo lắng, căng thẳng.
- Luyện tập yoga hay ngồi thiền sẽ giúp điều hòa hệ thần kinh và đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực.
- Điều chỉnh cường độ luyện tập
Việc luyện tập quá mức hoặc lười vận động cũng là các yếu tố khiến chức năng buồng trứng suy giảm, gây mất kinh. Do đó, để cải thiện việc bị mất kinh do nguyên nhân này gây ra, các bạn nên điều chỉnh cường độ luyện tập phù hợp hơn.
Với những trường hợp nữ giới là vận động viên thể thao, bạn hãy trao đổi tình trạng sức khỏe của mình với huấn luyện viên để có sự thay đổi phù hợp trong việc tập luyện.
Còn với những bạn gái lười vận động gây mất kinh thì nên dành thời gian mỗi ngày để thực hiện những bộ môn có cường độ thích hợp như đi bộ, yoga, bóng chuyền, đạp xe, bơi lội...
- Liệu pháp hormone
Liệu pháp hormone được áp dụng cho nữ giới mất kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố. Tuy nhiên liệu pháp này chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của bác sĩ.
Hiện nay, việc áp dụng liệu pháp hormone bao gồm:
- Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố
- Dùng viên uống bổ sung estrogen và progesterone
Việc bổ sung hormone phải được cân chỉnh dựa trên nồng độ hormone thiếu hụt. Vì vậy bạn cần áp dụng liệu pháp này theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tự ý áp dụng liệu pháp hormone có thể làm tăng sinh các khối u bất thường và những tác dụng không mong muốn.
- Phẫu thuật
Phẫu thuật được thực hiện với trường hợp mất kinh nguyệt do sẹo tử cung, suy buồng trứng sớm, tuyến giáp bất thường, tăng sản tuyến thượng thận,…
Tuy nhiên can thiệp ngoại khoa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, vì vậy bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro trước khi thực hiện.
Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng mất kinh nguyệt hay còn gọi là vô kinh ở nữ giới. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này và chưa nắm rõ được nguyên do, hãy đi thăm khám bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn. Tình trạng mất kinh nguyệt nếu kéo dài quá 3 tháng thường liên quan đến sức khỏe sinh sản của bạn. Bởi vậy, bạn tuyệt đối không nên chủ quan với việc khám và chữa trị vấn đề này.