Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu, đặt thuốc phụ khoa bị ngứa hay đặt thuốc phụ khoa bị chảy ra ngoài... là những rắc rối mà nhiều chị em gặp phải khi sử dụng thuốc đặt phụ khoa. Để tránh gặp phải những vấn đề này, dưới đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn cách đặt thuốc phụ khoa giúp chị em có thể thực hiện tại nhà đúng cách.
Thuốc đặt phụ khoa là loại thuốc chuyên dụng dùng để khắc phục các bệnh viêm nhiễm vùng kín như: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, viêm vùng chậu...
Các loại thuốc đặt phụ khoa thường được bào chế dưới dạng viên nén. Điều này sẽ giúp cho việc đưa thuốc vào âm đạo được dễ dàng hơn.
Theo khuyến cáo, thuốc đặt phụ khoa chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Các chị em tuyệt đối không nên tự ý mua về dùng để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
HƯỚNG DẪN CÁCH ĐẶT THUỐC PHỤ KHOA
[caption id="attachment_1059" align="aligncenter" width="300"]
Cách đặt thuốc phụ khoa[/caption]
Việc đặt thuốc phụ khoa tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Vậy nhưng có rất nhiều nữ giới còn bối rối với việc sử dụng loại thuốc này, không biết đặt làm sao cho đúng.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, để việc đặt thuốc phụ khoa vào cơ quan sinh dục được an toàn và phát huy tối đa tác dụng, các chị em hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Bạn hãy kiểm tra loại thuốc đặt sẽ sử dụng là thuốc dạng viên mềm hay viên cứng. Nếu thuốc đặt dạng viên trứng hoặc viên nang mềm thì đặt thẳng vào âm đạo càng sâu càng tốt.
Còn nếu thuốc dạng viên nang cứng thì cần làm ẩm trước khi đặt vào âm đạo bằng cách nhúng qua nước khoảng tầm 10 – 20 giây. Không nên nhúng quá lâu sẽ khiến thuốc tan ra.
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, sau đó lau khô bằng khăn mềm.
- Cắt móng tay để tránh tình trạng móng tay dài, xước có thể làm tổn thương vùng kín.
- Rửa tay thật sạch trước khi đặt thuốc. Nếu không quen đặt thuốc bằng tay, bạn có thể sử dụng dụng cụ đặt thuốc và cũng cần vệ sinh dụng cụ này sạch sẽ.
Bước 2: Đặt thuốc
- Để đặt thuốc vào âm đạo, bạn có thể lựa chọn tư thế nửa nằm nửa ngồi hoặc nằm ở mặt phẳng, dựng 2 đầu gối, kê cao mông.
- Dùng 2 ngón tay, kẹp viên thuốc vào giữa rồi từ từ đẩy nhẹ vào sâu bên trong âm đạo. Chú ý nhét thuốc càng sâu càng tốt.
Bước 3: Nghỉ ngơi
Sau khi đặt thuốc xong, bạn không nên vận động ngay để tránh thuốc bị xô lệch ra ngoài. Hãy nghỉ ngơi tại chỗ khoảng tầm 15 phút để thuốc phát huy tác dụng.
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐẶT THUỐC PHỤ KHOA
Thông thường, một liệu trình đặt thuốc phụ khoa thường kéo dài trong 2 tuần. Tuy nhiên, đôi khi thuốc cũng sẽ mang đến kết quả điều trị tốt chỉ sau 3 ngày. Chính vì vậy, các chị em không nên lạm dụng việc đặt thuốc. Bởi điều này có thể gây nhờn hoặc kháng thuốc, ảnh hưởng đến kết quả chữa trị về sau.
Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ sót hoặc dùng thuốc quá liều vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, nguy hại cho sức khỏe.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi đặt thuốc phụ khoa, các chị em hãy lưu ý những vấn đề sau:
- Không nên đặt thuốc vào ban ngày, hãy đặt thuốc trước khi đi ngủ.
- Nếu buộc phải đặt thuốc vào ban ngày hãy sử dụng băng vệ sinh để thuốc không bị rò rỉ.
- Dùng thuốc đúng liều lượng, theo chỉ dẫn, ngay cả khi các triệu chứng biến mất.
- Nếu bỏ lỡ một liều, nên đợi cho đến thời điểm dùng liều tiếp theo, không dùng nhân đôi liều.
- Có thể dùng thuốc đặt âm đạo trong kỳ kinh nguyệt, nhưng nên sử dụng băng vệ sinh thay vì tampon vì tampon có thể hấp thụ thuốc.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng dụng dịch vệ sinh được chỉ định hoặc bằng nước muối loãng.
- Cắt móng tay để tránh gây xước âm đạo khi đặt thuốc. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng tiệt trùng để tránh đưa vi khuẩn vào trong âm đạo.
- Quá trình dặt thuốc có thể bị chảy ra dịch vì vậy bạn có thể sử dụng quần lót giấy hoặc băng vệ sinh hàng ngày, chú ý thay băng thường xuyên.
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh.
- Không nên đặt thuốc quá 10 ngày tránh nhờn thuốc và giảm tác dụng của thuốc.
- Nên đi khám xét nghiệm lại sau liệu trình đặt thuốc nếu còn viêm nhiễm nên chữa trị theo phương pháp khác.
- Nếu có dấu hiệu bị dị ứng hoặc triệu chứng không thuyên giảm thì nên ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.
ĐẶT THUỐC PHỤ KHOA BAO LÂU THÌ TAN
Các bác sĩ phụ khoa cho biết, thời gian thuốc đặt phụ khoa tan hoàn toàn ngắn hay dài sau khi được đặt vào vùng kín ở mỗi người sẽ khác nhau. Vấn đề này thường phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Dạng thuốc đặt:
Theo các chuyên gia, thuốc đặt phụ khoa có hai dạng cơ bản là thuốc viên nén và thuốc nang trứng dạng mềm.
- Với dạng thuốc nang trứng, thuốc rất dễ tan và thường tan sau 1 phút. Khi sử dụng, bệnh nhân không cần phải làm ướt thuốc.
- Còn đối với dạng viên nén, người bệnh cần làm ẩm để thuốc dễ tan hơn.
- Môi trường âm đạo:
Thông thường, người có môi trường âm đạo ướt thường thời gian đặt thuốc sẽ ngắn hơn, bởi thuốc tan nhanh hơn và ngược lại.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP SAU KHI ĐẶT THUỐC PHỤ KHOA
Trên thực tế, khi sử dụng thuốc đặt phụ khoa, nhiều chị em đã gặp phải một số biểu hiện bất thường mà không rõ nguyên do. Có thể kể đến một số vấn đề mà nhiều chị em thường gặp sau khi đặt thuốc phụ khoa gồm:
Đặt thuốc phụ khoa ra bã thuốc
Nhiều chị em sau khi đặt thuốc phụ khoa vào âm đạo và thấy xuất hiện hiện tượng ra bã thuốc có màu khác nhau. Đây là một điều hết sức bình thường mà bạn không cần lo lắng.
Thông thường, khi điều trị bệnh phụ khoa bằng thuốc đặt, người bệnh phải trực tiếp đưa thuốc vào vùng kín. Các thành phần thuốc sẽ tan ra trong môi trường âm đạo và phát huy công dụng điều trị bệnh tại chỗ.
Những tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm và các tạp khuẩn nhanh chóng bị tiêu diệt, kể cả những thành phần đang bám chắc vào thành âm đạo. Sau đó chúng được đào thải ra ngoài kèm theo dịch tiết âm đạo và đọng lại ở đồ lót hoặc băng vệ sinh vào sáng hôm sau.
Đây chính là hiện tượng ra bã thuốc mà nhiều chị em lần đầu tiên sử dụng thuốc đặt phụ khoa thấy khó hiểu. Thực tế đây là hiện tượng bình thường, phần bã thuốc bị đào thải ra ngoài chứa những vi khuẩn và nấm gây hại nên chúng sẽ có màu đặc trưng theo từng loại bệnh.
Đặt thuốc phụ khoa bị chảy ra ngoài
Đặt thuốc phụ khoa bị chảy ra ngoài cũng là hiện tượng rất thường gặp. Nguyên nhân có thể là do chị em nhúng thuốc quá lâu nên thuốc chưa được đưa sâu vào trong âm đạo thì đã kịp tan ra, rồi chảy ra ngoài. Thời gian để chị em nhúng thuốc giúp viên thuốc mềm hơn chỉ từ 10-15 giây.
Ngoài ra, hiện tượng thuốc đặt bị chảy ra ngoài còn có thể là do những nguyên nhân khác như:
- Thao tác đặt thuốc quá chậm
- Thuốc chưa đặt đủ sâu
- Đặt thuốc chưa đúng tư thế
- Hoạt động mạnh sau khi vừa đặt thuốc
Do đó, các chị em cần thực hiện đặt thuốc đúng cách và nằm nghỉ ngơi từ 20-30 phút sau khi đặt thuốc để tránh gặp phải tình trạng này.
Đặt thuốc phụ khoa bị ngứa
Một hiện tượng khác chị em thường gặp khi đặt thuốc phụ khoa là bị ngứa. Nguyên nhân của tình trạng này có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau:
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc đặt phụ khoa thường sẽ gây ra tác dụng phụ như ngứa rát, kích ứng tại chỗ, đau đầu, buồn nôn hoặc chóng mặt,...
- Bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc: Nhiều nữ giới có cơ địa mẫn cảm có thể bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc đặt phụ khoa. Và một trong những triệu chứng thường gặp nhất khi bị dị ứng thuốc chính là những cơn ngứa ngáy khó chịu ở vùng âm đạo kèm theo dị ứng toàn thân như chóng mặt, nổi mẩn,... Đặc biệt, trường hợp bị dị ứng nặng có thể bị rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu,...
- Không vệ sinh sạch sẽ tay và vùng kín trước khi đặt thuốc: Điều này không những gây ra cảm giác khó chịu mà còn vô tình đưa vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào vùng kín gây bệnh.
Đặt thuốc phụ khoa không tan
Đặt thuốc phụ khoa không tan là tình trạng thuốc sau khi đặt vào âm đạo không tan và thẩm thấu qua các tế bào niêm mạc da như bình thường mà ra bã và bị chảy đẩy ngược trở ra ngoài.
Nguyên nhân của hiện tượng này thường bắt nguồn từ:
- Thuốc chưa được làm ẩm trước khi đặt:
Với các loại thuốc phụ khoa ở dạng viên nén cứng, các chị em nên làm ẩm thuốc thuốc (nhúng vào trong nước) rồi mới đặt thuốc. Nếu bỏ qua thao tác này, thuốc có thể sẽ không tan ra là hiện tượng hoàn toàn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, nếu bạn nhúng thuốc quá lâu hay sau khi đặt không nghỉ ngơi tại chỗ khiến thuốc bị rơi ra cũng sẽ dẫn tới tình trạng thuốc không tan.
- Âm đạo khô
Môi trường âm đạo cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc thuốc có tan hay không. Bởi ở người, độ ẩm vùng kín là khác nhau, có người ẩm ướt nhưng cũng có người luôn trong tình trạng khô rát.
Do vậy, nếu chị em có môi trường quá khô thì cũng sẽ rất dễ gặp phải hiện tượng thuốc sau khi đặt khó tan, lâu tan hay thậm chí là không tan.
Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu
Không ít nữ giới sau khi đặt thuốc vào âm đạo xuất hiện tình trạng ra một ít máu. Đây là một dấu hiệu bất thường mà các bạn cần đặc biệt lưu tâm vì nó thường do những nguyên nhân sau gây ra:
- Do đặt thuốc khi sắp đến ngày “đèn đỏ” hoặc ngay khi vừa hết kinh.
- Do đặt thuốc không đúng cách làm tổn thương âm đạo: Thuốc đặt âm đạo có thể ở dạng cứng, nếu bạn không làm mềm viên thuốc trước khi đặt và đặt đúng cách, âm đạo cso thể bị tổn thương gây chảy máu.
- Do móng tay dài hoặc dụng cụ đặt thuốc: Âm đạo có thể bị tổn thương chảy máu vì lý do rất đơn giản là móng tay dài hoặc dụng cụ đặt thuốc làm xước âm đạo, nhất là khi bạn đặt thuốc mạnh, sâu.
- Do không kiêng quan hệ tình dục: Khi bị bệnh, âm đạo rất nhạy cảm và rất dễ chảy máu, gồm cả việc quan hệ mạnh bạo.
- Do đặt thuốc làm thay đổi nội tiết gây rong kinh.
Tùy vào từng nguyên nhân gây hiện tượng ra máu sau khi đặt thuốc vào âm đạo mà sẽ có cách xử lý khác nhau.
ĐẶT THUỐC PHỤ KHOA BAO LÂU THÌ QUAN HỆ ĐƯỢC?
Thường khi chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc đặt phụ khoa, bác sỹ điều trị sẽ lưu ý các chị em không nên quan hệ tình dục bởi việc quan hệ trong thời gian đặt thuốc có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Lúc này bộ phận sinh dục nữ đang bị tổn thương, nếu quan hệ thì việc cọ xát giữa âm đạo và dương vật sẽ khiến các tổn thương có thể lan rộng hơn và làm bệnh không được cải thiện.
Bên cạnh đó, nếu quan hệ trong thời gian đặt thuốc, các tác nhận gây viêm nhiễm như nấm, vi khuẩn, trùng roi… có thể lây lan từ bộ phận sinh dục nữ sang bộ phận sinh dục của nam giới và cư trú ở đó. Về sau nếu chị em điều trị khỏi mà quan hệ lại thì rất dễ bị lây nhiễm ngược trở lại khiến bệnh tái phát liên tục và khó điều trị được dứt điểm.
Do đó, tốt nhất các chị em nên hạn chế quan hệ trong giai đoạn nhạy cảm này, hãy chờ đến khi tình trạng viêm nhiễm được điều trị dứt điểm thì mới nên quan hệ lại.
ĐẶT THUỐC PHỤ KHOA CÓ THAI ĐƯỢC KHÔNG
Nhiều chị em phụ nữ thường băn khoăn liệu khi đặt thuốc phụ khoa thì có thai được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc sử dụng thuốc đặt phụ khoa thường không làm ảnh hưởng đến việc thụ thai. Vấn đề này phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm của người bệnh.
Bên cạnh đó, trong thời gian đặt thuốc phụ khoa, bác sĩ thường chỉ định người bệnh kiêng quan hệ tình dục để tránh làm giảm tác dụng chuẩn của thuốc hoặc không may đẩy thuốc vào sâu bên trong gây tổn thương cơ quan sinh dục nữ giới. Do đó, khả năng mang thai khi dùng thuốc là có nhưng không cao.
Tốt nhất các chị em nếu muốn mang thai thì hãy chờ đến khi tình trạng viêm nhiễm được chữa khỏi hoàn toàn. Bởi nếu không, nó sẽ đe dọa đến khả năng thụ thai cũng như sự phát triển của thai nhi bên trong cơ thể.
Trên đây, các bác sĩ chuyên khoa vừa hướng dẫn các chị em cách đặt thuốc phụ khoa đúng cách. Mong rằng với những chỉ dẫn này, các bạn sẽ dễ dàng thực hiện việc đặt thuốc tại nhà để giúp việc chữa bệnh được thuận lợi, đạt kết quả cao. Trong trường hợp không tự tin với việc dùng thuốc đặt phụ khoa, các bạn cũng có thể đến các phòng khám và nhờ sự trợ giúp của các bác sĩ, y tá.