[Lời Khuyên] Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu

March 17, 2020
Bệnh nam khoa

Theo một số báo cáo, có đến 96 % các bé trai khi vừa mới sinh ra đã bị hẹp bao quy đầu. Trong số đó có đến 10 % trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lí. Vậy hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là gì. Mức độ nguy hiểm ra sao. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu? Tất cả những băn khoăn lo lắng này sẽ được lí giải trong nội dung dưới đây.

Quý phụ huynh hãy theo dõi cũng như gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình liên quan đến hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ Tại Đây hoặc gọi tổng đài 0969 668 152 để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và giải đáp.

HẸP BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ LÀ GÌ? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Hẹp bao quy đầu sinh lí là hiện tượng lớp da bao quy đầu bám chặt lấy quy đầu. Đây là hiện tượng tự nhiên bé trai nào sinh ra cũng gặp phải tình trạng này. Nó nhằm bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu của trẻ mới sinh ra. Hiện nay, ở nước ta có đến 96% trẻ em bị hẹp bao quy đầu sinh lí.

Theo quy luật tự nhiên, khi bắt đầu tới tuổi trưởng thành, dương vật của bé sẽ phát triển theo độ tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc lớp da này sẽ tự động bong ra. Chất bợn nằm bên dưới da bao quy đầu sẽ tích tụ lại, nhờ vậy sẽ giúp bao quy đầu dần dần tách ra khỏi quy đầu.

Thực tế, rất nhiều trường hợp nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng con mình bị u bướu. Do chất bợn này tích tụ lại 1 cục. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Bởi đây là hiện tượng bình thường trong quá trình bóc tách lớp da mỏng khỏi quy đầu mà thôi.

Bên cạnh đó, có một số ít bé trai gặp phải trường hợp bao quy đầu không thể lộn ra ngoài được ngay cả khi dương vật cương cứng hoặc có lực tác động từ bên ngoài vào.

Bao quy đầu của trẻ bị hẹp cần chữa sớm, nếu không sẽ dẫn tới viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Nếu viêm bao quy đầu mà tái phát thường xuyên sẽ tạo thành sẹo xơ ở đầu dương vật, khiến cho trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lí.

Thêm vào đó, lượng nước tiểu không được đào thải hết ra ngoài, các chất cặn bị lắng đọng lại ngay đầu dương vật. Sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển, gây viêm nhiễm như: Viêm đường tiết niệu, viêm bao quy đầu….

>>>> Xem thêm: [Cảnh báo]: Các bệnh lý bao quy đầu nam giới nên biết

Dấu hiệu nhận biết bé trai bị hẹp bao quy đầu

Khi bị hẹp bao quy đầu, các bé trai thường có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc đi tiểu như tiểu khó, phải dặn để làm phồng bao quy đầu.
  • Tia nước tiểu yếu ớt, nhỏ giọt
  • Mỗi khi đi tiểu trẻ thường đỏ mặt và quấy khóc
  • Bao quy đầu thường xuyên bị sưng tấy đỏ
  • Bị ngứa phần bao quy đầu
  • Nước tiểu có màu đục và mùi hôi
  • Trẻ thường xuyên dùng tay để vọc bộ phận sinh dục của mình.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Ảnh hưởng như thế nào?

Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lí, các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ đã 4-5 tuổi, lớp da trên đầu dương vật không thể tự tuột xuống được. Các bậc phụ huynh nên đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán kỹ lưỡng. Từ đó tiến hành điều trị bằng phương pháp phù hợp. Bởi đây là dấu hiệu hẹp bao quy đầu bệnh lý.  

Theo bác sĩ chuyên khoa, hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Nếu như không được điều trị sớm, sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm như:

  • Dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm đường tiết niệu, viêm bao quy đầu
  • Kìm hãm sự phát triển của dương vật, có thể khiến dương vật bị dị dạng
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như chức năng sinh lí về sau của trẻ.

Với các biến chứng mà hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể gây ra. Như vậy, có thể thấy bao quy đầu hẹp ở trẻ nhỏ khá nguy hiểm. Vì thế, các bậc phụ huynh không nên coi thường các dấu hiệu bất thường ở bao quy đầu của trẻ nhỏ.

BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ HẸP BAO QUY ĐẦU?

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu? Khi thấy trẻ nhỏ có các dấu hiệu của hẹp bao quy đầu nêu trên. Trước tiên các bậc làm cha làm mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tiến hành thăm khám cũng như đưa ra phương hướng xử lí kịp thời và hiệu quả.

Bên cạnh đó các bậc phụ huynh cũng cần phải chú ý đến việc vệ sinh cơ quan sinh dục của trẻ, nhất là vùng bao quy đầu.

Khi tắm cho trẻ, bố mẹ chỉ cần lộn phận bao quy đầu ra và sử dụng vòi nước sạch vệ sinh bên trong nhẹ nhàng ở rãnh quy đầu. Khi thấy các chất cặn bã màu trắng ở đầu dương vật của trẻ đã hết, cha mẹ nên để bao quy đầu trở về vị trí như lúc ban đầu.

Trong những ngày đầu lộn bao quy đầu, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và đau. Vì thế, cha mẹ nên làm cẩn thận nhẹ nhàng, đồng thời động viên và hướng dẫn các bước cho trẻ, giúp trẻ có thể chủ động tự vệ sinh vùng kín khi trẻ đã lớn.

Hiện nay, tùy thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng hẹp bao quy đầu của trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh có thể sử dụng các biện pháp khác nhau để điều trị hẹp bao quy đầu.

Cụ thể:

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu - Kéo da quy đầu

Với phương pháp này các bậc phụ huynh có thể áp dụng tại nhà. Phương pháp này áp dụng cho trẻ dưới 3 tuổi và hẹp bao quy đầu chưa gây ra các biến chứng.

Kéo da quy đầu được thực hiện theo các bước sau:

  • Đầu tiên cha mẹ nên vệ sinh cậu bé của trẻ thật sạch sau đó bôi dầu dưỡng dành cho trẻ như baby oil vào đầu dương vật
  • Sau đó dùng tay nhẹ nhàng kéo da quy đầu về phía trước
  • Rồi lại nhẹ nhàng kéo ngược về phía sau, giữ nguyên vị trí này trong khoảng thời gian là 1-2 phút (không để bé bị đau)
  • Nên lặp lại động tác này liên tục và hàng ngày

Ngoài ra, cha mẹ có thể cho bé ngâm mình trong chậu nước ấm để thực hiện động tác kéo da quy đầu. Như thế sẽ giúp trẻ dễ chịu, không bị đau.

Lưu ý: Cha mẹ nên kiên trì phương pháp kéo da bao quy đầu trong vòng 2-3 tháng sẽ thấy kết quả bất ngờ.

Trong quá trình kéo bao quy đầu, bố mẹ phải thật nhẹ nhàng, đúng cách để tránh gây biến chứng hoặc để lại sẹo cho cậu nhỏ.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu- bôi thuốc hẹp bao quy đầu

Phương pháp cũng gần giống với phương pháp kéo da bao quy đầu. Tuy nhiên, thay vì dùng dầu dưỡng dành cho trẻ. Các bậc phụ huynh sẽ sử dụng thuốc mỡ có chứa thành phần steroid. Cụ thể đó là thuốc mỡ Betamethasone 0.05 %.

Tác dụng của thuốc là thúc đẩy quá trình làm căng da, làm cho lớp da ở bao quy đầu mỏng đi. Giúp cho việc kéo lớp da bao quy đầu trở nên dễ dàng.

Chữa hẹp bao quy đầu bằng phương pháp bôi thuốc hẹp chỉ hiệu quả khi các bậc phụ huynh thực hiện theo các bước sau:

  • Vệ sinh vùng kín cùng tay của phụ huynh sạch sẽ rồi lau khô bằng khăn bông sạch.
  • Tiếp đó phụ huynh bôi thuốc mỡ vào phía trong của bao quy đầu
  • Trường hợp bao quy đầu của trẻ quá hẹp, chỉ để lộ 1 lỗ nhỏ ra ngoài. Phụ huynh nên dùng tay để kéo lớp da quy đầu lên xuống vài lần hoặc dùng tay xoa xung quanh đầu dương vật 1 lúc trước khi bôi thuốc.
  • Cuối cùng phụ huynh kéo lớp da bao quy đầu giống như kéo da quy đầu phía trên.

Lưu ý: Phụ huynh nên áp dụng phương pháp này 2-3 lần/ngày kéo dài từ 2-3 tháng. Sau 3 tháng mà lớp da bao quy đầu của trẻ không thể tự tụt xuống được. Cha mẹ nên ngưng điều trị và đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu- Nong bao quy đầu

Nong bao quy đầu là phương pháp được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y tế chuyên khoa để nong bao quy đầu của trẻ.

Phương pháp này khá đơn giản, được hiện trong khoảng thời gian từ 3 - 5 phút. Tuy nhiên, người thực hiện phải là bác sĩ chuyên khoa giỏi, có kinh nghiệm. Cơ sở y tế thực hiện phương pháp này phải là cơ sở uy tín, chất lượng có trang thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo độ vô trùng vô khuẩn.

Với phương pháp nong bao quy đầu, trẻ nhỏ sẽ không bị đau đớn và khó chịu. Tuy nhiên nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ dùng thuốc gây tê để giảm mức độ đau cho trẻ.

Sau khi thực hiện thủ thuật, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, khám viêm rồi cho trẻ về nhà để theo dõi.

Lưu ý: Có nhiều trường hợp cho sau khi nong bao quy đầu, đầu dương vật của trẻ sẽ bị rướm máu khiến cho trẻ bị quấy khóc. Cha mẹ không cần quá lo lắng bởi đâu là dấu hiệu bình thường của nong bao quy đầu. Sau vài ngày hiện tượng này sẽ mất, trẻ có thể sinh hoạt trở lại bình thường.

Bác sĩ tư vấn sức khỏe

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu- Đưa trẻ đi Cắt bao quy đầu

Đây là biện pháp cuối cùng khi mà áp dụng các biện pháp nêu trên nhưng không mang lại kết quả. Phương pháp này áp dụng cho trẻ tử 10 tuổi trở lên.

Cắt bao quy đầu là một thủ thuật ngoại khoa đơn giản. Nhưng có nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Độ an toàn cao
  • Trẻ ít bị đau,
  • Thời gian phẫu thuật nhanh khoảng 15-20 phút, không phải nhập viện.
  • Sau thủ thuật, trẻ sẽ được về nhà để phụ huynh chăm sóc
  • Vết thương sẽ lành sau khoảng 7-10 ngày.

Tuy cắt bao quy đầu là thủ thuật đơn giản nhưng người thực hiện phải là bác sĩ có trình độ chuyên môn, thủ thuật phải được thực hiện tại cơ sở y tế có trang thiết bị y tế hiện đại. Hơn nữa, quy trình cắt bao quy đầu phải tuân thủ các bước sau:

  • Bác sĩ sẽ vệ sinh vùng kín cho trẻ thật sạch bằng thuốc sát trùng
  • Tiếp đó bác sĩ tiêm thuốc gây tê, khoang vị trí cần phải cắt bỏ lớp da thừa

Lưu ý: Sau khi cắt bao quy đầu, đầu dương vật của trẻ sẽ bị sưng phồng từ 1-2 ngày sau đó sẽ biến mất.

Nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào sau cắt bao quy đầu của trẻ. Bố mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ ở cơ sở uy tín tiến hành thăm khám và điều trị. Tránh để tình trạng kéo dài dần dần gây ra nhiều biến chứng.

Xem thêm: Dài bao quy đầu là gì? Có cần cắt không? Địa chỉ - chi phí bao nhiêu?

Một số lưu ý khi cắt bao quy đầu cho trẻ

Sau khi cắt bao quy đầu cho trẻ. Cha mẹ nên:

  • Vệ sinh vùng kín cho trẻ đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế khả năng bị viêm nhiễm
  • Không để trẻ nô đùa hay chạy nhảy nhiều
  • Nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi từ 2-3 ngày
  • Nên mặc quần cho bé rộng rãi

Lời khuyên của các bác sĩ: Nếu phát hiện thấy quy đầu của con có những biểu hiện hẹp bao quy đầu. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, khi vệ sinh cho bé động tác phải nhẹ nhàng, cẩn thận.

Tuyệt đối không dùng các chất lỏng chứa thành phần tá dược, các loại xà phòng có tính kiềm mạnh. Nhằm tránh gây ngoại thương, kích thích và phản ứng mẫn cảm. Sau khi rửa nên dùng khăn mềm để lau khô và lộn da quy đầu lại.

Với những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về tình trạng hẹp bao quy đầu của trẻ cũng như giải đáp được thắc mắc Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu? Nếu như còn băn khoăn cần tư vấn thêm, có thể chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN hoặc liên hệ Hotline 0969.668.152 để được giải đáp hoàn toàn miễn phí nhé.

Bác sỹ Trần Văn Vỵ

Bác sĩ chuyên khoa ngoại cấp 1, chuyên gia về ngoại khoa có nhiều kinh nghiệm trong việc khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như:  Bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà,… Là bác sĩ có tay nghề trong điều trị các bệnh lý của nam giới như: Viêm nhiễm đường sinh dục (bao gồm: viêm tinh hoàn, viêm niệu đạo…) Các bệnh về tuyến tiền liệt, Rối loạn sinh dục (xuất tinh sớm, rối loạn cương dương…), mãn dục nam, Vô sinh – hiếm muộn….

Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

DMCA.com Protection Status