Dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất là gì? Mẹo nhận biết mang thai ở chị em chính xác sau 1 tuần? Tổng hợp các triệu chứng, dấu hiệu có thai sớm trước kỳ kinh,..
Việc nhận biết được các dấu hiệu có thai sớm nhất ở chị em phụ nữ sẽ giúp cho việc chăm sóc sức khỏe cũng như chuẩn bị tâm lý làm mẹ tốt hơn. Dấu hiệu có thai dễ nhận biết là bị trễ kinh. Tuy nhiên nhiều chị em không có triệu chứng có thai cụ thể. Đừng lo lắng, hãy để chuyên gia chia sẻ cho bạn các biểu hiện mang thai sớm nhất ở bài viết này. Giúp chị em nhận biết và chăm sóc bản thân hơn để tốt cho cả mẹ và bé nhé.
25 dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất sau 1 tuần cho mẹ bầu
1. Máu báo thai – dấu hiệu mang thai sớm nhất
Dấu hiệu mang thai sớm nhất xuất hiện ngay sau khi quan hệ từ 5-10 ngày là máu báo thai. Khoảng 20% các trường hợp có thai xuất hiện dấu hiệu này.
Khi trứng cùng tinh trùng thụ tinh và làm tổ ở niêm mạc tử cung, một vài mảnh niêm mạc có thể bị bong ra và chảy ra ngoài giống như kinh nguyệt. Lượng máu thường rất ít, chỉ là một vệt máu nhỏ có màu đỏ nhạt hoặc nâu đậm và chỉ kéo dài trong 1-2 ngày. Vì vậy nếu thời điểm đó không phải chu kỳ kinh nguyệt của bạn thì hãy xem xét vì đây có thể là dấu hiệu có thai.
2. Khi có thai, phụ nữ thường thấy mệt mỏi
Cảm thấy mệt mỏi khi mang thai do bị ốm nghén hay bụng bầu nặng nề là điều dễ hiểu. Nhưng ngay trong tuần đầu tiên khi mang thai phụ nữ cùng mệt mỏi hơn bình thường.
Nguyên nhân là do nồng độ hormone progesterone tăng cao khiến cơ thể có cảm giác uể oải, thiếu sức sống cũng như thường xuyên có cảm giác mệt mỏi. Mệt mỏi cũng xảy ra do cơ thể chưa kịp thích nghi với việc phải liên tục cung cấp dưỡng chất cho thai nhi để con yêu có thể phát triển. Đối với những chị em có thể chất yếu thì những ngày nay nếu làm việc gắng sức nhiều còn có thể bị kiệt sức.
Dấu hiệu mệt mỏi khi mang thai khá phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua do nhầm lẫn các tình trạng khác của cơ thể như ốm mệt, sắp đến kỳ kinh hay do áp lực công việc.
3. Đi tiểu thường xuyên hơn là một dấu hiệu mang thai sớm
Hiện tượng đi tiểu nhiều là dấu hiệu bình thường và xảy ra sớm nhất ở phụ nữ mang thai. Khi thai nhi được 6 tuần thì lượng máu tăng lên để nuôi thai nhi đồng nghĩa với việc hệ bài tiết cũng hoạt động liên tục. Ngoài ra, thận sẽ bị tử cung chèn ép nên cảm giác muốn đi tiểu sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.
4. Khí hư ra nhiều – dấu hiệu mang thai sớm thường bị bỏ qua
Khí hư ra nhiều là dấu hiệu phổ biến của các bệnh lý phụ khoa. Vì vậy chị em ít nghĩ đến khả năng mình có thai, nhưng thực tế đây là một dấu hiệu mang thai sớm.
Khí hư do mang thai thường có màu trắng sữa, màu đục và ra nhiều khiến chị em cảm thấy hơi có chút khó chịu. Nguyên nhân là do nội tiết tố biến đổi đột ngột khiến khí hư ra nhiều hơn nhưng điều này hoàn toàn bình thường.Nếu nhận thấy khí hư có các biểu hiện bất thường như có màu vàng, màu nâu, màu xanh kèm theo máu, có mùi hôi khó chịu thì chị em cần đi thăm khám ngay để bác sĩ kiểm tra xem có phải nhiễm nấm, nhiễm trùng hay không.
5. Căng tức ngực và thay đổi màu sắc nhũ hoa
Nếu sau khi quan hệ tình dục không an toàn một thời gian ngắn, bạn thấy mình bị căng tức ngực, nhũ hoa thâm đen sậm màu hơn bình thường thì rất có thể là do mang thai.
Ngực căng ra có cảm giác châm chích, ngứa ran nhất là xung quanh núm vú. Hiện tượng này xảy ra do hormon thai kỳ làm tăng cung cấp máu đến bộ ngực để chuẩn bị cho tuyến tiết sữa phát triển. Trong một tuần đầu, bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở khi mặc áo ngực, cảm giác đau sẽ rõ ràng hơn trong 4 tuần sau khi thụ thai.
6. Khi mang thai, thân nhiệt tăng cao hơn bình thường
Dấu hiệu mang thai sớm này cũng thường bị chị em bỏ qua vì dấu hiệu không quá rõ ràng hoặc bị nhầm lẫn thành bệnh cảm sốt. Tuy nhiên, chị em lưu ý khi thân nhiệt tăng cao, phụ nữ phụ nữ mang thai có thể nổi rôm sảy giống em bé do cơ thể ẩm ướt và không thoát được nhiều mồ hôi.
7. Ngủ nhiều và thèm ngủ
Giai đoạn đầu mang thai (từ tuần 1-6 của thai kỳ), hormone Progesterone tăng làm mất cân bằng năng lượng bên trong cơ thể. Do đó, phụ nữ thường mệt mỏi, ngủ nhiều và thèm ngủ hơn.
8. Dấu hiệu có thai: Táo bón và đầy hơi
Sự biến đổi của hormone nội tiết trong khi mang thai cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa. Vì vậy thai phụ thường gặp các rắc rối như táo bón, đầy bụng, chướng hơi.
Để cải thiện, chị em có thể ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi chứa chất xơ, uống đầy đủ nước và tập luyện những bài tập phù hợp với sức khỏe.
9. Khi mang thai chị em thường bị chuột rút
Một dấu hiệu mang thai sớm không mấy dễ chịu là bị chuột rút. Nguyên nhân là do tử cung co giãn để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi, gây ra sự chèn ép các mạch máu ở chi dưới gây nên hiện tượng chuột rút.
Nếu bị chuột rút, chị em hay xoa bóp nhẹ nhàng để giảm đau. Đồng thời ăn uống bổ sung thêm canxi qua chế độ ăn sẽ giảm bớt được hiện tượng này.
10. Bị tưa miệng, sâu răng hoặc viêm lợi
Dấu hiệu mang thai mà ít người để ý là bệnh tưa miệng, viêm lợi hoặc khiến những chiếc răng sâu đau hơn. Nguyên nhân cũng là do hormone nữ tăng cao từ thời điểm cấn thai. Nếu hiện tượng này không nghiêm trọng thì không cần thiết phải điều trị nhưng nếu ảnh hưởng đến ăn uống thì bạn đến khám bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
11. Đau mỏi lưng hoặc dọc xương sống
Dấu hiệu mang thai sớm tiếp theo là hay bị đau mỏi lưng. Khi mang thai dây chằng ở lưng phải giãn ra để thích nghi với sự lớn dần lên của tử cung gây ra cơn đau mỏi lưng. Khi cảm thấy lưng bị đau nhức hoặc mỏi dọc theo xương sống rất có thể bạn đã mang thai rồi đấy.
12. Mang thai khiến thói quen ăn uống thay đổi
Một biểu hiện rất rõ ràng khi chị em mang thai đó là thay đổi thói quen ăn uống. Đột nhiên, bạn thích ăn những món mà trước đây không thích hoặc thậm chí là ghét. Bạn cũng ăn uống ngon miệng hơn và nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên một số món mà trước đây bạn hay ăn thì có khi chỉ nhìn thấy thôi đã thấy buồn nôn.
Dấu hiệu mang thai này chiếm tỉ lệ đến 70% bà bầu mắc phải. Dấu hiệu này không có gì nguy hiểm miễn là chị em có thể kiểm soát để hạn chế ăn những thực phẩm không lành mạnh.
13. Dấu hiệu có thai: Tăng cân bất thường
Trong giai đoạn mang thai, do thay đổi thói quen ăn uống nên bạn rất dễ bị tăng cân. Nếu bình thường bạn có cân nặng ổn định mà đột nhiên tăng cộng với dấu hiệu thèm ăn nữa rất có thể bạn đang có thai rồi đấy.
14. Trở nên nhạy cảm hơn với mùi vị
Thai phụ những tuần đầu tiên rất nhạy cảm với các loại mùi. Đây là một trong những tác dụng phụ do mức estrogen tăng cao. Bạn trở nên nhạy cảm hơn hẳn với mùi xung quanh mình. Đó có thể là mùi nước hoa, mùi thơm của một loại trái cây hay đơn giản là mùi của món ăn nào đó cũng có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí buồn nôn.
15 . Nhịp tim bất thường
Khi mang thai, tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu vì vậy nhọ tim đập nhanh hơn. Một nguyên nhân nữa là do huyết áp trong những ngày đầu thai kỳ giảm hẳn so với bình thường.
Dấu hiệu này xuất hiện ở khoảng tuần thứ 8 tới tuần thứ 10 sau thụ thai, tim thai phụ bắt đầu đập nhanh và mạnh hơn, dẫn tới hiện tượng đánh trống ngực và rối loạn nhịp.
16. Thường xuyên chóng mặt là biểu hiện mang thai
Khi mới mang thai, do tim đập nhanh hơn sẽ khiến phụ nữ bị chóng mặt, váng đầu. Nguyên nhân là do nhịp tim tăng dẫn đến tốc độ bơm máu và lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng, trong khi đó huyết áp lại giảm đầu thai kỳ rồi tăng dần vào cuối thai kỳ.
Cơ thể sẽ dần điều chỉnh là và làm quen với các thay đổi này. Tuy nhiên nếu quá choáng váng thậm chí ngất xỉu là một dấu hiệu không tốt, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay.
17. Tâm trạng thay đổi thất thường
Tâm trạng, tính khí tháy đổi thất thường là điều khá bình thường trong giai đoạn đầu mang thai. Đang vui bạn có thể chuyển sang buồn. Tất cả là do sự thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể khiến tâm trạng theo đó mà khó kiểm soát. Khi cơ thể quen dần với tình trạng mới, các dấu hiệu thất thường này sẽ dần ổn định trở lại.
18. Khó thở và hụt hơi
Sự thay đổi hormone trong giai đoạn mang thai khiến chị em thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy hơi tức ngực và có cảm giác khó thở. Ngoài ra, bạn cũng có cảm giác hơi thở của mình ngắn hơn thường lệ (hụt hơi). Nguyên nhân là do cơ thể vẫn chưa thích nghi với sự thay đổi hormone.
Trong những tháng cuối thia kỳ, việc phải cung cấp nhiều oxy cho thai nhi cũng khiến thai phụ khó thở và hụt hơi.
19. Nám da- triệu chứng có thai sớm muộn
Thời kỳ mang thai chị em có thể bị nám da, nếu có vết nám sẵn có thể đậm màu hơn. Hàm lượng hormone estrogen và progesterone cùng với lưu lượng máu trong cơ thể thai phụ tăng cao dẫn tới sự gia tăng sắc tố melanin một cách bất thường. Chính điều này sẽ dẫn tới sự hình thành các đốm nám thâm đen, phân bổ tập trung nhiều nhất là ở vùng mặt. Vì vậy, bạn hãy sử dụng kem chống nắng thường xuyên để ngăn ngừa cũng như cải thiện phần nào các vết thâm sạm nhé
20. Màu sắc âm hộ, âm đạo sậm màu hơn
Trong khi mang thai, “cô bé” của nhiều phụ nữ cũng đậm màu hơn. Nguyên nhân là do lượng máu cung cấp đến vùng kín tăng lên khiến vùng âm đạo, âm hộ của chị em chuyển sang màu sậm, màu đỏ tía hoặc màu tím.
Những dấu hiệu này có thể xuất hiện sớm nhất sau tuần thứ 4 của thai kỳ, thường là trước khi bạn nhận thấy các dấu hiệu khác. Âm hộ và âm đạo thường có màu sắc hồng, nhưng sẽ chuyển sang màu tím đỏ thẫm khi thai kỳ tiến triển.
21. Thay đổi cảm giác thèm ăn
Trong những tuần đầu mang thai, bạn có thể thấy rất thèm ăn một loại thực phẩm cụ thể nào đó. Hormone progesterone thai kỳ có thể làm cho bạn cảm thấy đói hơn. Tuy nhiên, điều này dễ nhầm lẫn với sự thay đổi hormone xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn.
Ngoài cảm giác thèm ăn thì cũng nhiều phụ nữ bị chán ăn, đặc biệt là khi ốm nghén. Những thực phẩm rất thông thường như gia vi, trứng hay thậm chí là cơm cũng khiến bạn thấy khó chịu.
22. Dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất - Trễ kinh
Trong các dấu hiệu có thai thì không thể không nhắc đến bị trễ kinh. Khi trứng đã được thụ tinh, chị em sẽ không có kinh nguyệt trong suốt thời gian mang thai.
Tuy nhiên trễ kinh cũng đến từ nhiều nguyên nhân khác như thay đổi thói quen sinh hoạt, căng thẳng hay do dùng thuốc. Vì vậy bạn nên dựa vào cả các dấu hiệu khác nữa
23. Buồn nôn hoặc nôn
Buồn nôn và nôn là dấu hiệu phổ biến khi mang thai. Có chị em thì chỉ bị nôn một vài tháng đầu những cũng có chị em phải chịu đựng triệu chứng này suốt 9 tháng thai kỳ. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn, nôn hoặc nôn khan bất kỳ thời điểm nào trong ngày ngay cả khi chưa kịp ăn gì. Đôi khi, bạn thấy buồn nôn và nôn nhưng không nghiêm trọng đến mức nôn ra tất cả những gì mình ăn.
Cũng có những thai phụ bị nôn mửa nghiêm trọng không thể kiểm soát, ảnh hưởng đến sức khỏe, bi mất nước thì cần đến thăm khám ở bệnh viện để được theo dõi.
24. Dấu hiệu mang thai: Chảy máu cam
Chắc nhiều chị em bất ngờ với dấu hiệu mang thai này là chảy máu cam. Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản xuất nhiều máu hơn và các hormone trong thai kỳ tạo áp lực làm giãn nở các mạch máu nhỏ trong mũi khiến bạn dễ bị chảy máu. Tuy nhiên, triệu chứng này gần như không có nguy hại gì lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong nhiều trường hợp, hiện tượng này sẽ nhanh chóng qua đi mà không cần dùng đến thuốc.
25. Que thử thai xuất hiện 2 vạch
Dấu hiệu cuối cùng để nhận biết có thai sớm chính là que thử thai xuất hiện 2 vạch. Dùng que thử thai là cách nhanh và chĩnh xác nhất để xác định bạn có thai hay không.
Que thử thai cho kết quả dựa trên nồng độ hormone HCG trong cơ thể bạn. Đây là loại hormone chỉ xuất hiện khi bạn đang mang thai. Vì vậy nếu thử thai đúng cách cho kết quả khá chính xác. Tốt nhất, bạn nên mua ít nhất 2 bộ que thử.
Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như thai ngoài tử cung hay khi bạn đang sử dụng thuốc lợi tiểu, que thử thai có thể cho kết quả không được chính xác lắm.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu luôn phải bổ sung những khoáng chất và vitamin cần thiết cho thai kỳ như vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, axit folic, canxi để nuôi dưỡng thai nhi thật khỏe mạnh.
Quan hệ tình dục sau bao lâu thì biết có thai?
Theo các chuyên gia, sau khi quan hệ khoảng 1-2 ngày sau đó, tinh trùng và trứng kết hợp với nhau. Sau đó 7-10 ngày, thai nhi di chuyển về tử cung và làm tổ tại đây. Lúc này đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu có thai đầu tiên.
Còn nếu phát hiện có thai bằng cách tính kinh nguyệt thì ít nhất 2 tuần sau bạn sẽ thấy mình bị chậm kinh nếu đã có thai. Cách này được tính trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt đều.
Còn phát hiện có thai bằng que thử thai thì thử thai sau 7 ngày sau khi quan hệ, nhưng thường nên chờ 10 ngày để kết quả chính xác hơn. Sử dụng que thử thai đúng cách, nếu que thử thai 2 vạch thì khả năng cao là bạn đã mang thai.
Phân biệt dấu hiệu thai với triệu chứng mang thai giả
Triệu chứng mang thai giả là các dấu hiệu rất giông mang thai nhưng lại không phải mang thai. Nguyên nhân dẫn đến trườn hợp này thường là do quá mong chờ có thai mà liên tục bị sảy thai hoặc không dính thai. Ngoài ra quan hệ nhưng không sử dụng biện pháp tránh thai và quá lo lắng việc mang thai ngoài ý muốn cũng gây ra các triệu chứng mang thai giả.
Những triệu chứng mang thai giả phổ biến nhất:
- Chậm kinh, kinh nguyệt thất thường:
Kinh nguyệt đến chậm và thất thường nhưng nếu thử thai bằng que thử thì que chỉ báo 1 vạch tức là không có thai. Thật ra dấu hiệu này rất phổ biến đến từ những người có kinh nguyệt thất thường.
- Ngực căng và đau:
Ngực căng và đau do mang thai thường chỉ xuất hiện trong giai đoạn đầu. Nếu dấu hiệu này xuất hiện có tính lặp lại hàng tháng thì có thể do hiện tượng mang thai giả, hoặc dấu hiệu trước chu kỳ kinh nguyệt.
- Thấy bụng mình to lên
Khi thấy bụng mình to lên nhiều chị em nghĩ rằng có thể do mang bầu nhưng đây chỉ là ảo giác của phụ nữ mà thôi. Thực chất dấu hiệu này sảy ra có thể do ăn uống quá nhiều hoặc không chịu vận động. Vì nếu mang thai thật thì thực tế trong 2 tháng đầu bụng của bà bầu không to lên nhiều.
- Cảm nhận cử động thai:
Nếu mang thai thật, mẹ bầu sẽ cảm nhận được cử động thai khi thai nhi được 18-20 tuần tuổi. Vì vậy nếu cảm nhận thai máy mà không phải do mang thai thì bạn đã bị ám ảnh khá nhiều về việc mang thai.
- Buồn nôn, đầy bụng
Đây là dấu hiệu mang thai giả mà nhiều bà mẹ mong con lầm tưởng nhất. Tuy nhiên cảm giác khó chịu này cũng có thể là báo hiệu trước kỳ kinh hoặc thông điệp từ dạ dày, rằng dạ dày đang bị ách tắc, khó tiêu hóa.
Một vài lưu ý nhận biết các dấu hiệu mang thai
Để tránh nhầm lẫn với những dấu hiệu mang thai giả và nhận biết các dấu hiệu mang thai chính xác nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Dấu hiệu có thai sau 1 tuần thường chưa rõ ràng, bạn nên đợi thêm một thời gian nữa để biết chắc chắn hơn.
- Một tỷ lệ rất nhỏ phụ nữ có kinh nguyệt tiếp tục trong suốt quá trình mang thai của họ.
- Nếu bạn bị xuất huyết và chuột rút đau đớn mà bắt đầu ở một bên và sau đó tăng lên, điều này có thể là một dấu hiệu của thai ngoài tử cung.
- Nhiều phụ nữ mang thai nhưng không hề có dấu hiệu thụ thai thành công nào của cho đến khi thai được nhiều tháng.
- Sử dụng que thử thai rất tiện lợi và độ chính xác cao sẽ giúp bạn biết được mình có thai hay không.
Trên đây là những dấu hiệu có thai sớm nhất chia sẻ với chị em. Dù có những dấu hiệu này chưa chắc là chị em đã mang thai. Vì vậy nếu không chắc chắn mình có thai hay không bạn nên đi khám bác sĩ để kịp thời chăm sóc sức khỏe và em bé một cách tốt nhất.