Những cơn ngứa ngáy khó chịu xảy ra ở “khu vườn bí mật” của bạn có thể là do vấn đề vệ sinh không sạch sẽ. Tuy nhiên đôi khi, nó cũng là biểu hiện của viêm nang lông vùng kín, một căn bệnh khá phổ biến nhưng lại ít được quan tâm.
Dưới đây, các chuyên gia phụ khoa sẽ cung cấp những điều mà chị em phụ nữ cần biết về bệnh viêm nang lông vùng kín. Đây sẽ là “tài liệu” quan trọng giúp bạn có thể nhận biết và chữa trị bệnh lý này hiệu quả.
VIÊM NANG LÔNG VÙNG KÍN LÀ BỆNH GÌ?
Nang lông chính là một cấu trúc nằm ở dưới bề mặt da. Đây là gốc rễ của các sợi lông trên cơ thể. Mỗi một sợi lông sẽ mọc ra từ nang lông của chính nó.
Bất cứ vị trí nào trên cơ thể chúng ta đều có các nang lông. Nhiệm vụ của chúng là giúp tiết ra mồ hôi và các chất bã nhờn của cơ thể ra bên ngoài.
Đôi khi trong cuộc sống, một số nang lông ở các vị trí khác nhau có thể bị tắc nghẽn, khiến cho các chất nhờn, mồ hôi bị ứ đọng lại. Đây là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, nấm hay các trực khuẩn Gram âm... xâm nhập, tấn công và gây viêm nang lông (viêm chân lông).
Sự thật thì mọi nữ giới đều có thể bị viêm nang lông ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, căn bệnh này xảy ra khá nhiều ở vùng kín, vì đây là vị trí có độ ẩm cao và tương đối nhạy cảm nên rất thuận lợi cho sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.
NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM NANG LÔNG VÙNG KÍN
Theo chia sẻ của các chuyên gia da liễu, căn bệnh viêm nang lông vùng kín có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, không ai giống ai.
Có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng viêm nang lông vùng kín ở nữ giới gồm:
- Vệ sinh kém
Bản chất vùng kín của người phụ nữ luôn ẩm ướt do sự tiết dịch từ bên trong âm đạo. Bởi vậy, nếu vấn đề vệ sinh ở khu vực nhạy cảm này không được sạch sẽ, thường xuyên, nhất là vào những ngày nắng nóng, oi bức hay ngày có kinh nguyệt thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn (tụ cầu khuẩn), virus hoặc nấm gây ra tình trạng viêm nhiễm ở các nang lông.
Thậm chí, một số vấn đề khác như nấm da, mụn nhọt... cũng sẽ được hình thành trong môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh.
- Mặc đồ bó sát
Sử dụng quần áo, nhất là đồ lót chật chội, bó sát sẽ làm tăng độ ma sát giữa niêm mạc da vùng kín với lớp vải. Đặc biệt, khi kết hợp với mồ hôi từ tập thể dục hay đi bộ liên tục sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho viêm nang lông xảy ra.
Bên cạnh đó, các loại quần áo bó sát còn có thể làm bong các tế bào da chết và mồ hôi, dầu ở vùng nang lông, khiến cho chúng bị mắc kẹt ở lỗ chân lông và gây viêm.
- Lạm dụng dung dịch vệ sinh vùng kín
Trái ngược với những người lười vệ sinh “cô bé” thì có khá nhiều chị em lại sạch sẽ quá mức dẫn đến việc lạm dụng các dung dịch vệ sinh vùng kín. Tệ hơn là các sản phẩm đó không được xác định rõ nguồn gốc. Và điều này cũng có thể khiến cho bệnh viêm nang lông vùng kín xảy ra do vùng da ở khu vực này vốn rất nhạy cảm với hóa chất.
- Do cơ địa
Cơ địa của mỗi người đều có những khác biệt nhất định. Chính điều này cũng lý giải cho việc có người bị viêm nang lông vùng kín nhiều lần trong đời, trong khi người khác lại không. Thông thường, căn bệnh viêm lỗ chân lông thường dễ gặp ở những người có cơ địa da dầu hơn những người da khô.
- Ảnh hưởng của nội tiết tố
Yếu tố nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra căn bệnh viêm nang lông vùng kín. Đặc biệt, khi những ngày hành kinh tới gần, các tuyến bã nhờn ở nang lông sẽ có sự hoạt động mạnh hơn ngày thường đáng kể. Từ đó dẫn đến việc nang lông bị bí tắc, dầu nhờn gây tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn gây viêm nang lông.
- Do sợi lông mọc ngược:
Các nang bị nhiễm ban đầu có thể xảy ra do một sợi lông mọc ngược, gây ra bởi một khối nang bị tắc nghẽn do mồ hôi và tế bào da chết. Viêm nang lông sinh dục phổ biến hơn ở những vùng cơ thể có lông xù và thường xuyên cạo, kể cả vùng âm đạo.
Ở vùng kín, lông thô hơn, da nhạy cảm hơn và nguy cơ nhiễm vi khuẩn từ dao cạo hoặc các sản phẩm tẩy lông khác do vùng da xung quanh âm đạo và đùi mỏng hơn và nhạy cảm hơn da của các bộ phận khác trên cơ thể.
- Cạo, tẩy lông vùng kín
Nhu cầu làm đẹp vùng kín của nữ giới đang ngày một tăng cao, trong đó có phương pháp loại bỏ lông vùng kín. Có khá nhiều phương pháp tẩy lông được các chị em áp dụng tại nhà như cạo, nhổ, wax... có thể khiến cho các sợi lông không được đưa ra cả gốc hoặc mọc ngược lại.
Trong khi đó, tình trạng lông mọc ngược chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh viêm chân lông vùng kín. Bên cạnh đó, việc tẩy lông cho “cô bé” cũng sẽ khiến cho da dễ bị tổn thương như ửng đỏ, trầy xước, từ đó tạo điều kiện cho các tác nhân có hại xâm nhập và phát triển.
- Ngâm mình trong bồn tắm nước nóng
Bồn tắm nước nóng bẩn cũng có thể gây viêm nang lông do vi khuẩn phát triển mạnh trong nước nóng. Đặc biệt, nếu bạn không làm sạch “cô bé” sau khi quan hệ tình dục, khi sử dụng bồ nước nóng để tắm sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông vùng kín.
Xem thêm: 10+ thuốc trị ngứa vùng kín nhạy nhất
CÁC DẤU HIỆU GIÚP NHẬN BIẾT VIÊM NANG LÔNG VÙNG KÍN
Tình trạng viêm lỗ chân lông ở vùng kín thường dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh viêm phụ khoa như viêm âm hộ, viêm âm đạo hay rận mu... Bởi đặc trưng của những căn bệnh này đều là các cơn ngứa rát râm ran ở khu vực bên ngoài vùng kín.
Tuy nhiên, để có thể phân biệt và nhận biết chính xác căn bệnh viêm nang lông vùng kín, các chị em nên chú ý đến những dấu hiệu khác, bao gồm:
- Xuất hiện những cơn ngứa râm ran ở một khu vực nhất định trên lớp lông mu vùng kín. Những cơn ngứa này có thể xảy ra ở cả ngày và đêm với mức độ khác nhau.
- Vùng da bị viêm nang lông có dấu hiệu viêm, sưng đỏ. Khi sờ vào có cảm giác sần sùi. Nếu quan sát sẽ thấy vùng da bị viêm nổi cao hơn các vị trí khác khoảng vài mm.
- Quanh vùng da bị viêm xuất hiện các nốt mụn đỏ (bạn có thể bị viêm chỉ 1 hoặc nhiều nang lông cùng lúc). Các nốt mụn này có kích thước nhỏ nhưng xuất hiện khác dày đặc, gây mất thẩm mĩ.
- Nếu quan sát kĩ có thể thấy sợi lông không mọc thẳng được ra ngoài mà xoắn vào bên trong. Một đoạn ngắn sợi lông nằm ngay ở lỗ chân lông, khi sờ vào sẽ thấy cộm.
- Sau một vài ngày, các nốt mụn đỏ sẽ chuyển thành mụn nước, có mủ trắng ở đầu. Dùng tay sờ vào sẽ có cảm giác đau nhức. Các nốt mụn này sẽ vỡ ra, đóng thành vảy tạo nên lớp sừng cứng trên da.
- Những nốt mụn mủ có xu hướng mọc thành từng đám nhỏ, rất dễ vỡ và lây lan khi người bệnh dùng tay gãi hoặc bị cọ sát với lớp vải.
- ...
Trên thực tế, khi bệnh viêm lỗ chân lông vùng kín đã chuyển sang giai đoạn mụn mủ thì sau khoảng từ 7 – 10 ngày sẽ tự lành. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bệnh vẫn tiếp tục phát triển và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Nếu không được điều trị kịp thời, các nốt mụn nước sẽ phát triển thành mụn nhọt, cụm nhọt, ổ gà, mụn đinh râu... gây cảm giác khó chịu dai dẳng cho người bệnh.
BỆNH VIÊM NANG LÔNG Ở VÙNG KÍN NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
“Viêm nang lông vùng kín không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và nó không làm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.” Đó là nhận định của các chuyên gia y tế khi đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm nang lông đối với con người.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bệnh viêm nang lông không gây ra bất cứ sự ảnh hưởng gì. Bởi nếu để lâu, không điều trị sớm và kịp thời, căn bệnh này vẫn có thể gây ra một số biến chứng như sau:
- Khiến cho bệnh tình lặp đi lặp lại, tái phát nhiều lần thành mãn tính và gây truyền nhiễm.
- Các nốt mụn khi bị vỡ ra có thể làm tổn thương da vĩnh viễn và để lại các sẹo hoặc các đốn đen lớn, xấu xí. Điều này cũng sẽ khiến cho khu vực “tam giác mật” trở nên kém thẩm mĩ, gây sự tự ti cho các chị em.
- Bên cạnh đó, những mảng viêm nang lông xấu xí kèm theo triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, lo sợ… sẽ khiến người bệnh mất tự tin khi “gần gũi” với bạn đời. Từ đó gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt vợ chồng cũng như chất lượng cuộc sống.
Chính vì vậy, nếu bạn phát hiện ra các dấu hiệu viêm nang lông ở vùng kín. Hãy chủ động đi kiểm tra tại các cơ sở y tế. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và sự tư vấn hiệu quả nhất để chấm dứt căn bệnh này.
CHẨN ĐOÁN VIÊM NANG LÔNG VÙNG KÍN
Để chẩn đoán một người có bị viêm nang lông hay không, bác sĩ sẽ quan sát vùng da nghi ngờ bị viêm, đồng thời khai thác tiền sử bệnh tật của người bệnh.
Hoặc bác sĩ cũng có thể áp dụng kỹ thuật soi da dưới kính hiển vi để xác định tình trạng viêm nhiễm ở nang lông.
Trong trường hợp người bệnh bị viêm nang lông, đã áp dụng các phương pháp điều trị nhưng không có hiệu quả. Bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông để lấy mẫu da hoặc lông bị nhiễm bệnh để thực hiện thí nghiệm chuyên sâu, giúp xác định chính xác nguyên nhân gây nhiễm trùng nang lông.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM NANG LÔNG VÙNG KÍN
Bệnh viêm lỗ chân lông vùng kín không khó để khắc phục. Nếu bạn chữa trị sớm, việc chữa khỏi bệnh sẽ càng nhanh chóng và cho kết quả cao.
Theo đó, các trường hợp bị viêm chân lông vùng kín ở mức độ nhẹ, khi các vết viêm mới xuất hiện, người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm để sát khuẩn và giảm viêm nhiễm cho vùng viêm nang lông như:
- cồn Iốt 1 - 3%,
- mỡ kháng sinh penixilin,
- methylene 1%
- …
Trong trường hợp, bệnh tình của bạn nghiêm trọng hơn, thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự phát triển của bệnh viêm nang lông. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tiêm vacxin tụ cầu để tăng cường đề kháng cho cơ thể cũng như điều trị tình trạng viêm nang.
Các bác sĩ da liễu cho biết, vì vùng kín là khu vực rất nhạy cảm nên hiện nay, việc áp dụng các loại thuốc trị viêm nang lông ở mu bao gồm thuốc bôi tại chỗ và thuốc toàn thân thường được ưu tiên hơn so với các phương pháp khác. Vậy, đâu là loại thuốc bôi viêm nang lông vùng kín tốt nhất và hiệu quả nhất?
Theo đó, một số loại thuốc bôi ngoài da điều trị viêm nang lông tại chỗ được sử dụng nhiều hiện này có thể kể đến như:
- betadin
- kem mỡ bactroban
- kem mỡ fucidin
- ...
Với các trường hợp xảy ra tình trạng viêm nang lông lan rộng ra toàn thân thì cần sử dụng những loại thuốc có tác dụng toàn thân, tùy theo nguyên nhân gây bệnh như:
- Viêm nang lông do nấm: Sử dụng phối hơp các loại thuốc uống và thuốc bôi chống nấm như:
- Thuốc bôi chống nấm nizoral, canesten, mycoster...
- Thuốc uống chống nấm itraconazole, terbinafine...
- Viêm do nấm men Candida dùng thuốc itraconazole hoặc fluconazol.
- Viêm nang lông do tụ cầu:
Có thể sử dụng một số kháng sinh toàn thân khi cần thiết như:
- Kháng sinh thuộc nhóm β-lactamin, amoxillin
- Kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, (cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol).
Liều lượng và cách sử dụng theo tình trạng bệnh và hướng dẫn của bác sĩ.
Khuyến cáo: Các loại thuốc chữa viêm lỗ chân lông vùng kín rất dễ mua được ở các quầy thuốc. Tuy nhiên, các bạn không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu tự ý dùng thuốc tại nhà khi chưa qua thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể gặp tác dụng ngược và các biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÒNG NGỪA VIÊM NANG LÔNG VÙNG KÍN TÁI PHÁT
Viêm nang lông là căn bệnh vô cùng phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời mỗi người. Và để phòng tránh sự xuất hiện của căn bệnh viêm nang lông vùng kín cũng như ngăn chặn bệnh tái phát, các chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thường xuyên vệ sinh vùng kín để tránh tình trạng nhiễm viêm nhiễm ngoài da và chân lông. Cần vệ sinh đúng cách bằng xà bông diệt khuẩn vùng mu sinh dục.
- Mặc các loại đồ lót rộng rãi, phù hợp với cơ thể, có độ co giãn tốt và làm từ chất liệu cotton để giúp cho “cô bé” luôn được khô thoáng.
- Không nên cạo hoặc tẩy lông vùng kín
- Uống nhiều nước và bổ sung vitamin cho cơ thể từ các loại rau xanh, hoa quả mỗi ngày sẽ giúp cho hệ bài tiết hoạt động trơn tru, đào thải tốt chất bã nhờn qua lỗ chân lông.
- Những chị em bị giãn rộng âm đạo sau sinh nên có biện pháp thu nhỏ âm đạo để tránh cho vi khuẩn thâm nhập, gây viêm lỗ chân lông vùng kín.
Bệnh viêm nang lông vùng kín mặc dù rất dễ mắc phải nhưng mức độ nguy hiểm của nó sẽ giảm rất nhiều nếu các chị em chủ động thăm khám và chữa trị ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, các bạn hãy ghi nhớ những thông tin mà bài viết trên đây vừa cung cấp để đảm bảo cho “khu vườn bí mật” của mình luôn được khỏe mạnh.