10 kiến thức cần biết khi đặt vòng tránh thai nên biết

December 2, 2020
Sống khỏe

Chị em tìm hiểu các phương pháp tránh thai thì đều biết đến vòng tránh thai. Tuy nhiên để đặt vòng thì nhiều người còn khá nghi ngại và lo lắng. Vậy vòng tránh thai là gì? Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai như thế nào? Làm thế nào để biết mình có có phù hợp để đặt vòng tránh thai? Tất cả những kiến thức cần biết khi đặt vòng tránh thai sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây. Nếu bạn cũng đang quan tâm và muốn đặt vòng tránh thai thì hãy cùng theo dõi nhé!

Vòng tránh thai là gì, có mấy loại?

Vòng tránh thai là một dụng cụ có tác dụng tránh thai được cấy vào tử cung. Đây là một trong những phương pháp tránh thai cho hiệu quả trả lâu dài nhất. Ngoài ra chi phí cho phương pháp này cũng rất phải chăng.

Vòng tránh thai có 2 loại là:

Vòng tránh thai chứa đồng

Vòng tránh thai này có hình chữ T được quấn dây đồng ở phần thân. Khi được cấy vào tử cung, các ion đồng sẽ giải phóng ra và gây cản trở quá trình di chuyển của tinh trùng.  Đồng thời ion Đồng còn có tác dụng làm thay đổi môi trường tử cung khiến tinh trùng không thể gặp trứng. 

Vòng tránh thai này được cấu tạo đặc biệt có hai dây nhỏ thò ra bên ngoài. Sau khi đặt vào tử cung, chị em có thể cho tay vào trong âm đạo là sờ được sợi dây này. Nó sẽ giúp chị em kiểm tra vòng có đúng vị trí  hay không. 

Vòng tránh thai chứa đồng có ưu điểm là hiệu quả tránh thai dài, lên đến 8 - 10 năm. Ngoài hiệu quả tránh thai là tác dụng chính, thì loại vòng này còn giảm nhẹ tình trạng kinh nguyệt nhiều và giảm đau bụng kinh. Thêm vào đó, không kể không kể đến lợi ích vòng giúp các cặp vợ chồng quan hệ “thật” hơn, không cần phải sử dụng bao cao su.

Tuy nhiên vòng tránh thai có nhược điểm là ngay sau khi đặt vòng, hệ nội tiết bị thay đổi khiến máu kinh ra nhiều hơn.Ngoài ra, còn một số tác dụng phụ như da nhiều dầu, nổi mụn trứng cá. Tuy nhiên thông thường các triệu chứng này cũng sẽ nhanh chóng thuyên giảm dần.

Vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết thay vì chứa đồng thì chứa hormone nội tiết. Có hai loại vòng tránh thai nội tiết ,phổ biến hiện nay là Mirena và Liletta.

Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai nội tiết là giải phóng hormone nội tiết vào tử cung để ngăn ngừa quá trình mang thai. Nó hoạt động bằng cách cách ngăn cản quá trình rụng trứng và làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung. Để thụ thai, tinh trùng sẽ phải bơi qua dịch nhày ở cổ tử cung để vào gặp trứng. Tuy nhiên, cổ tử cung tiết dịch nhiều và đặc sẽ khiến tinh trùng không thể bơi qua. Do đó hiệu quả tránh thai rất cao.

  • Ưu điểm: 

Vòng tránh thai nội tiết có hiệu quả tránh thai cao từ 98 đến 99%. Thời gian duy trì hiệu quả tránh thai cũng kéo dài từ 3 đến 5 năm. Ngoài ra vòng tránh thai chỉ gây tác động tới niêm mạc tử cung, mà không ảnh hưởng đến toàn cơ thể.

Lợi ích khi đặt vòng tránh thai nội tiết là chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn và hạn chế các triệu chứng đau bụng kinh. 

Đặt vòng tránh thai rất an toàn và không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Ngay khi bạn muốn có thai chị cần tháo vòng.

Bên cạnh đó, vòng tránh thai nội tiết còn hỗ trợ cải thiện tình trạng rong kinh cơ năng, và rong kinh do u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung.

  • Nhược điểm:

So với vòng tránh thai chứa đồng thì vòng tránh thai nội tiết có chi phí cao hơn. 

Vòng tránh thai nội tiết cũng không có tác dụng ngay, mà cần thời gian để hormone được giải phóng ra. Do đó, sau khi đặt vòng, bạn vẫn phải áp dụng một số biện pháp tránh thai thác.

Cũng giống như vòng tránh thai chứa đồng, vòng tránh thai nội tiết cũng gây ra một số tác dụng phụ như nổi mụn, đau đầu, buồn nôn hoặc rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên tình trạng này cũng diễn ra trong thời gian đầu và sau đó sẽ hết dần.

Khi nào không thể đặt vòng tránh thai?

Vòng tránh thai là phương pháp tránh thai an toàn, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện.Dưới đây là những đối tượng không thể đặt vòng tránh thai:

  • Bị viêm nhiễm vùng chậu sau sinh hoặc sau phá thai
  • Mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: Viêm âm đạo, viêm     cổ tử cung, viêm vòi trứng. Khi cố đặt vòng trong các trường hợp này, nguy     cơ viêm nhiễm lây lan là rất lớn. Khi đó, việc điều trị sẽ khó khăn hơn     rất nhiều.
  • Đang có thai hoặc nghi ngờ có thai không nên đặt vòng     vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Nữ giới đang mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Nữ giới bị bệnh lao xương chậu.
  • Nữ giới bị bệnh thiếu máu hoặc thường xuyên chảy máu âm     đạo bất thường. Nếu đặt vòng tránh thai khẩn cấp trong trường hợp này có     thể khiến bị mất máu nghiêm trọng hơn. 
  • Nữ giới bị dị ứng với kim loại đồng thì không nên đặt     vòng tránh thai chứa đồng.
  • Phụ nữ mới sinh không phù hợp để đặt vòng tránh thai.     Lúc này cổ tử cung chưa hồi phục nên việc đặt vòng tránh thai rất dễ dẫn     đến việc mất vòng hoặc lệch lòng. Bạn cần chờ cho đến khi tử cung co giãn     trở về trạng thái ban đầu thì mới nên đặt vòng. 
  • Phụ nữ sau sinh thường cần chờ     2 đến 3 tháng, còn phụ nữ sinh mổ thì phải chờ tuần 6 tháng đến việc đặt     vòng tránh thai.

Thời điểm có thể đặt vòng tránh thai?

Bạn có thể đặt vòng vào bất kỳ thời điểm nào, ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên bạn đặt vòng sau khi hết kinh khoảng 3 ngày. Đặt vòng vào cuối chu kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra hiện tượng kinh nguyệt sớm và làm lệch vòng. Hoặc quá trình đặt vòng có thể làm tổn thương vùng kín, sau đó lại bị kinh nguyệt thì chị em rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. 

Thời điểm đặt vòng cũng phụ thuộc vào tình trạng bạn đã sinh con hay chưa. Nếu chưa sinh, bạn có bất kỳ thời điểm nào. Còn sau sinh thì phải chờ một thời gian để tử cung hoàn tục như thông tin đã lưu trên. 

Quy trình thực hiện đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai được thực hiện phổ biến tại các cơ sở y tế chuyên khoa và bệnh viện công lập. Quy trình đặt phòng rất đơn giản như sau:

Bước 1: Khám sức khỏe vùng kín

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng kín vào cổ tử cung để xác định bạn có đủ điều kiện đặt vòng hay không.Bác sĩ cần chắc chắn bạn không mang thai và không bị viêm nhiễm phụ khoa, cũng như các bệnh tình dục.

Qua thăm khám, bác sĩ cũng xác định kích thước tử cung để để chỉ định loại vòng thích hợp.

Nếu mắc phải các bệnh lý trên, bạn cần được điều trị triệt để trước khi đặt vòng. Đặt vòng khi mắc các bệnh này sẽ khiến viêm nhiễm nghiêm trọng và có nguy cơ lây lan.

Bước 2: Làm sạch vùng kín

Tiếp đó, bác sĩ sẽ làm sạch vùng kín và âm đạo để loại bỏ các tác nhân gây viêm nhiễm. Bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt mở âm đạo và làm sạch sẽ bên trong.

Bước 3: Đặt vòng tránh thai

Đây là bước bác sĩ đưa vòng vào cổ tử cung bằng các dụng cụ kỹ thuật chuyên dụng. Các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ thực hiện rất nhẹ nhàng và không gây ra cảm giác đau đớn. 

Bước 4: Kết thúc thủ thuật

Sau khi kết thúc thủ thuật, bác sĩ sẽ vệ sinh lại vùng kín để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. 

Những thông tin cần biết trước khi đặt vòng tránh thai

Trước khi quyết định là vòng tránh thai, bạn nên tìm hiểu những kiến thức cần biết để chủ động trong các những tình huống xảy ra. 

Lưu ý trước khi đặt vòng

Trước khi đi đặt vòng, bạn nên vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục ở nhà. Kiểm tra xem mình có bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay không. Nếu có, bạn nên đi điều trị bệnh phụ khoa trước khi đi đặt vòng. Hãy đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám 

Những dấu hiệu nguy hiểm sau khi đặt vòng

Sau khi đặt vòng, nếu có những triệu chứng sau đây, bạn cần thông báo với bác sĩ ngay để được xử lý:

  • Nghi ngờ vòng tránh thai bị tuột, do     không kiểm tra được dây vòng
  • Bị ra máu và đau bụng dưới nhiều ngày
  • Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn và thường     xuyên bị chảy máu âm đạo
  • Ngay sau khi đặt vòng có thể bị sốt và     đi tiểu buốt
  • Các biểu hiện viêm nhiễm vùng chậu     như: khí hư ra nhiều mùi hôi và thay đổi màu, chảy máu và đau khi quan hệ,     chảy máu âm đạo bất thường
  • Nghi ngờ rằng     mình đã có thai

Những lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai

Để vòng cố định và đảm bảo phát huy hiệu quả tránh thai sau khi đặt, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Ngay sau khi đặt vòng, bạn nên nằm nghỉ ngơi và hạn chế     đi lại nhiều đặc biệt là leo cầu thang.
  • Sau đó. bạn cũng không nên làm việc nặng hay vận động     mạnh. Bạn nên hạn chế các môn thể thao như bơi lội ,chạy bộ, trong ít nhất     từ 7 đến 10 ngày.
  • Thời gian đầu bạn có thể cảm thấy khó chịu do cơ thể     chưa quen với vòng tránh thai. Vì vậy nếu có thể hãy sắp xếp nghỉ ngơi một     thời gian ngắn.
  • Không nên quan hệ ngay sau khi đặt vòng vì điều này rất     dễ khiến vòng bị tuột ra ngoài. Theo chuyên gia khuyến cáo, bạn nên kiêng     quan hệ từ 7 đến 10 ngày. Ngay cả khi quan hệ trở lại, bạn vẫn cần nhẹ     nhàng tránh quan hệ thô bạo.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày nhưng không được     thụt rửa âm đạo. Việc thụt rửa có nguy cơ gây viêm nhiễm phụ khoa và rất     dễ ảnh hưởng đến vòng tránh thai khi nó chưa ổn định.
  • Tự kiểm tra vòng tránh thai tại nhà, nếu thấy có dấu     hiệu bất thường hoặc không sờ thấy dây vòng thì cần đi khám ngay.
  • Trong quá trình mang vòng tránh     thai, nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường bạn cũng nên đến cơ sở y tế     để thăm khám.

Cách tự kiểm tra vòng tránh thai

Tự kiểm tra vòng tại nhà là một cách rất hữu ích để xác định vòng tránh thai đã được vị trí hay chưa. Vòng tránh thai có một đoạn dây thừa ra bên ngoài, cách âm đạo khoảng 2 đến 3 cm. Do đó, bạn chỉ cần đưa tay vào âm đạo là sẽ cảm nhận được sợi dây. Nếu kiểm tra vẫn sờ thấy sợi dây thì tức là vòng đúng vị trí. Hãy lưu ý nếu thấy dây ngắn hơn hoặc không sờ thấy dây thì tức là vòng nhỏ bị lệch hoặc tuột. Khi đó, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra lại.

Chú ý cắt móng tay và rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi kiểm tra dây vòng để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

Vòng tránh thai là phương pháp tránh thai an toàn, hiện đại và có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp và thời điểm nào cũng có thể đặt vòng. Nếu đặt vòng không đúng thời điểm hoặc không đúng đối tượng, vòng không mang lại hiệu quả tránh thai mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn nắm bắt những kiến thức cần thiết khi đặt vòng và có thêm lựa chọn tránh thai an toàn.

 

Tạ Thị Hồng Duyên

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị:
-Các bệnh phụ khoa, bao gồm các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục nữ (viêm âm hộ – âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng…),
-Các bệnh về rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, vô kinh, đau bụng kinh…
-Chẩn đoán và điều trị vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới đem lại niềm vui và hạnh phúc cho hàng ngàn chị em.
-Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản và đình chỉ thai nghén an toàn, hiệu quả, nhanh chóng và không gây biến chứng…
– Ngoài bề dày kiến thức y học, bác sĩ Duyên còn thực hiện điều trị thành công những diện bệnh phức tạp như chữa sùi mào gà bằng Phương pháp kích hoạt hệ miễn dịch, điều trị bệnh lậu bằng Kỹ thuật mới với tỷ lệ tái phát rất thấp, hay phá thai an toàn, phá thai không đau , điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung dứt điểm bằng máy cao tần công nghệ Mỹ…

Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

DMCA.com Protection Status