Đang cho con bú mà có bầu là tình cảnh rất trớ trêu mà không ít nữ giới gặp phải. Và trong nhiều trường hợp, nhiều chị em đã chọn cách phá thai khi đang cho con bú bởi không đủ sức khỏe hay điều kiện kinh tế để sinh nở liên tục. Vậy, khi đang cho con bú phá thai được không? Việc uống thuốc phá thai khi cho con bú có ảnh hưởng gì không? Những băn khoăn này sẽ được chia sẻ cụ thể trong bài viết sau.
Phá thai khi đang cho con bú có sao không?
Có khá nhiều chị em phụ nữ vừa mới sinh con không lâu lại tiếp tục mang thai. Thậm chí có những trường hợp có thai sau sinh 3 tháng. Nguyên nhân thường xuất phát từ việc chủ quan trong việc phòng tránh thai sau sinh. Có không ít trường hợp lựa chọn giữ thai và sinh nở tiếp, nhưng cũng có khá nhiều người mẹ lựa chọn bỏ thai.
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ sau sinh thường nghĩ rằng chỉ khi kinh nguyệt trở lại thì mới có thể có thai tiếp. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người đang trong thời gian cho con bú, không có kinh nguyệt nhưng vẫn có thể rụng trứng. Bởi vậy, nếu khi quan hệ mẹ không dùng các biện pháp phòng tránh, thì việc mang thai khi đang cho con bú là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Về việc có thể phá thai khi đang cho con bú được không? Các chuyên gia cho biết, sau khi sinh nở, sức đề kháng của các chị em thường rất yếu. Cơ thể đang trong giai đoạn phục hồi, chưa đảm bảo cho việc mang thai tiếp. Việc phá thai lúc này có thể gây ra các bệnh phụ khoa mãn tính hay nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
Bởi vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo các chị em sau sinh cần phải áp dụng các cách tránh thai khoa học. Chỉ nên mang thai lại sau khi sinh ít nhất 1 năm nếu sinh thường và sau 2 năm với mẹ sinh mổ.
Trong trường hẹp mẹ lỡ đang cho con bú mà có thai, nếu muốn phá thai thì cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn biện pháp phù hợp. Đặc biệt, mẹ phải chọn các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để thực hiện.
Uống thuốc phá thai khi đang cho con bú được không?
Phá thai bằng thuốc vốn là một trong những phương pháp phá thai an toàn, đơn giản và cho hiệu quả cao. Chính vì vậy mà nhiều mẹ lỡ dính bầu khi mang thai và muốn bỏ thai thường lựa chọn phương pháp phá thai này.
Hiện nay, biện pháp phá thai bằng thuốc thường được áp dụng cho các trường hợp thai từ 7 tuần tuổi trở xuống. Loại thuốc phá thai được dùng phổ biến là Mifepristone và Misoprostol.
Công dụng chính của 2 loại thuốc này là giúp chấm dứt sự phát triển của thai nhi trong tử cung và thúc đẩy cổ tử cung co bóp, đẩy bào thai và các chất dịch ra ngoài. Hai viên thuốc này thường được dùng cách nhau 48 tiếng.
Không phải mọi nữ giới muốn phá thai đều có thể uống thuốc phá thai. Trên thực tế, biện pháp phá thai này chỉ được áp dụng cho những trường hợp đáp ứng được các điều kiện như:
- Thai từ 5 - 7 tuần tuổi.
- Thai đã chắc chắn nằm trong tử cung.
- Thai phụ không bị dị ứng với thành phần của thuốc và không mắc các bệnh lý toàn thân như huyết áp, máu khó đông, tim mạch...
Vậy, phụ nữ đang cho con bú có nên uống thuốc phá thai không? Uống thuốc phá thai có ảnh hưởng việc cho con bú không? Uống thuốc phá thai sau bao lâu thì cho con bú trở lại? Trao đổi về những thắc mắc này của nhiều chị em phụ nữ, các bác sĩ sản phụ khoa cho biết: Hiện nay các nhà khoa học chưa nghiên cứu được sự hiện diện của thuốc phá thai trong sữa mẹ khi mẹ dùng thuốc phá thai cũng như tác hại của thuốc đối với trẻ khi bú phải sữa có chứa thành phần thuốc phá thai.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe củ trẻ, các bác sĩ khuyến cáo các chị em phụ nữ không nên uống thuốc phá thai khi đang cho con bú.
Trong trường hợp bạn đã sử dụng thuốc phá thai thì hãy ngừng cho trẻ bú từ 5 -7 ngày. Bởi thông thường, thời gian tiêu hủy của thuốc thử thai là 18 giờ, tuy nhiên các thành phần thuốc vẫn có thể tồn tại trong máu khoảng 25 – 40 giờ. Bạn chỉ cho trẻ bú trở lại khi thuốc được đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể.
Và có một vấn đề nữa có thể gặp nếu bạn sử dụng thuốc phá thai khi đang cho con bú đó là tình trạng mất sữa. Khi bạn ngừng cho bé bú, tuyến sữa sẽ không được kích thích và sẽ có thể gây ra tình trạng này.
Chính bởi lý do này mà các bác sĩ khuyên các chị em không nên uống thuốc phá thai khi cho con bú. Biện pháp phá thai phù hợp dành cho nữ giới trong trường hợp này thường là các phương pháp ngoại khoa.
Cách phá thai an toàn khi đang cho con bú
Nên dùng cách phá thai nào khi đang cho con bú? Đang cho con bú phá thai có nguy hiểm không? Nếu con bạn còn quá nhỏ, vẫn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ để phát triển. Hoặc vì một lý do nào đó mà bạn buộc phải phá thai khi lỡ có bầu lúc đang cho con bú. Việc tìm hiểu phương pháp phá thai thích hợp là điều vô cùng quan trọng. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà còn có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mà bạn đang cho con bú.
Theo chia sẻ của các chuyên gia sản phụ khoa hàng đầu, với những trường hợp mẹ bỉm sữa lỡ có thai khi đang cho con bú và có nguyện vọng bỏ thai. Thông thường các bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng biện pháp hút thai chân không.
Hút thai là phương pháp phá thai ngoại khoa được thực hiện trong phòng thủ thuật. Theo đó bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng để can thiệp vào tử cung, làm ngừng sự phát triển của thai. Sau đó, với việc dùng ống hút chuyên dụng, bác sĩ sẽ hút toàn bộ thai và các chất dịch, nhau thai bên trong tử cung ra ngoài, chấm dứt hoàn toàn thai kì.
Cũng như phương pháp phá thai bằng thuốc, không phải mọi nữ giới đều có thể thực hiện cách hút thai. Chỉ những trường hợp đáp ứng những yếu tố sau thì mới được chỉ định áp dụng cách phá thai này:
- Thai nhi dưới 12 tuần tuổi, đã nằm trong tử cung
- Sức khỏe thai phụ ổn định, không mắc các bệnh lý như huyết áp, tim mạch, rối loạn đông máu...
- Thai phụ không bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu có cần được điều trị dứt điểm trước.
Đối với những nữ giới muốn phá thai trong thời kỳ cho con bú, hút thai được xem là phương pháp phù hợp nhất. Bởi khi thực hiện thủ thuật này, bạn không cần phải cai sữa cho trẻ nhiều như khi dùng thuốc phá thai.
Sau khi nạo hút thai có cho con bú được ko?
Tuy nhiên, nhiều chị em khi được chỉ định áp dụng biện pháp này thường lo lắng về việc sau khi nạo hút thai có cho con bú được ko?
Trên thực tế, khi làm thủ thuật hút thai, mẹ vẫn có thể cho bé bú sữa như bình thường. Nhưng sau khi thủ thuật kết thúc, bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm một số loại thuốc kháng sinh để chống viêm nhiễm. Vì những loại thuốc này có thể gây hại nếu các thành phần của nó đi vào trong sữa mẹ do đó, mẹ vẫn phải cho trẻ bú trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, nếu so sánh với phương pháp uống thuốc phá thai khi đang cho con bú thì cách hút thai vẫn được khuyến khích sử dụng hơn. Tuy nhiên các chị em cần đặc biệt lưu ý, nếu bạn muốn việc hút thai được đảm bảo an toàn, hãy lựa chọn những địa chỉ chuyên khoa uy tín để thực hiện.
Phá thai khi đang cho con bú có nguy hiểm không?
Nói về sự ảnh hưởng của thuốc phá thai khi cho con bú hay phương pháp nạo hút thai. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc phá thai dù được tiến hành bằng bất kỳ biện pháp nào cũng đều có thể gây ra sự ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.
Đặc biệt, trong thời kỳ cho con bú vô cùng nhạy cảm, việc phá thai còn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu như:
- Ảnh hưởng đến nguồn sữa:
Thuốc phá thai chứa một số thành phần có thể tác động xấu đến chất lượng sữa như làm giảm hoặc mất sữa.
- Tác động xấu đến trẻ sơ sinh:
Một số chất có trong thuốc phá thai không hề thân thiện với sức khỏe của trẻ. Những hoạt chất này sẽ theo đường sữa mẹ trực tiếp đi vào cơ thể của bé.
Còn đối với phương pháp nạo hút thai, nếu như bạn thực hiện thủ thuật này ở một địa chỉ uy tín và đảm bảo thì sự ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe và việc cho con bú thường không quá lớn.
Biến chứng khi phá thai cho con bú không an toàn
Nhưng nếu bạn hút thai ở các địa chỉ không uy tín, không đảm bảo, thì rất dễ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe sinh sản như:
- Nhiễm trùng cơ quan sinh sản
- Sót thai, sót nhau
- Rách, thủng tử cung
- Băng huyết
- Lạc nội mạc tử cung
- Rối loạn kinh nguyệt
- Sự cố gây mê
- ...
Nếu không được xử lý kịp thời, những vấn đề này không chỉ có thể khiến bạn mất đi khả năng làm mẹ trong tương lai mà còn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
Trong trường hợp bạn thực hiện thủ thuật nạo hút thai tại những địa chỉ không đảm bảo. Nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chăm sóc con nhỏ của bạn, có thể kể đến như:
Cách tránh thai khi đang cho con bú
Có rất nhiều biện pháp tránh thai khác nhau để giúp các mẹ bỉm sữa tránh gặp phải việc mang thai khi dang cho con bu và phải phá thai.
Một trong những cách đơn giản mà nhiều người cho rằng mang lại hiệu quả tránh thai cao, đó chính là cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vì khi cho con bú, cơ thể người mẹ kích thích tiết ra hormone prolactin giúp ức chế FSH và GnRH- có vai trò trong việc kích thích sự trưởng thành và rụng trứng dẫn đến ức chế rụng trứng và không có kinh.
Vậy đang cho con bú có thai được không? Câu trả lời là có. Nguyên nhân là bởi việc cho con bú bằng sữa mẹ chỉ có hiệu quả ngừa thai khi đảm bảo 3 yếu tố:
- Sau sinh không quá 6 tháng.
- Người mẹ không có kinh.
- Trẻ bú mẹ hoàn toàn (không dùng thêm bất cứ một loại thức ăn nào khác)
Nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện trên, tỉ lệ không có thai vào khoảng 98%. Ngược lại, mẹ vẫn hoàn toàn có khả năng có thai trong thời gian cho con bú. Do đó, việc áp dụng môt biện pháp ngừa thai phù hợp là điều cần thiết.
Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, để phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn trong thời kỳ đang cho con bú, các chị em có thể áp dụng một số biện pháp tránh thai sau:
Biện pháp tránh thai không chứa nội tiết:
- Đặt vòng tránh thai:
Đặt vòng tránh thai khi đang cho con bú là một biện pháp tránh thai cực kỳ hiệu quả và hoàn toàn không gây bất cứ ảnh hưởng xấu nào tới sữa mẹ, do đó rất an toàn cho trẻ.
Bạn chỉ cần đặt 1 lần duy nhất và thời gian thích hợp để đặt vòng tránh thai sớm nhất là sau 6 tuần lễ hậu sản để tử cung co hồi lại bình thường
- Triệt sản:
Thắt vòi trứng có thể thực hiện ngay sau sinh thường hoặc sinh mổ, trong vòng 24 giờ sau đó. Hiệu quả cao, kéo dài. Không ảnh hưởng việc tiết sữa, tuy nhiên biện pháp này không thể hồi phục khả năng sinh nở của người phụ nữ.
- Các biện pháp khác:
Sử dụng bao cao su, màng chắn âm đạo, mũ chụp cổ tử cung, thuốc diệt tinh trùng... là những phương pháp tránh thai không chứa nội tiết nên không ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên hiệu quả của những cách tránh thai này thường không cao.
Phương pháp tránh thai có chứa nội tiết:
- Cấy que tránh thai:
Đây là phương pháp cho hiệu quả ngừa thai cao, lâu dài (3 năm) và dễ dàng mang thai lại sau khi rút, không làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Mẹ có thể đặt que cấy vào bất cứ thời điểm nào sau sinh, nhưng tốt nhất là nên đợi sau sinh khoảng 21 – 28 ngày.
- Thuốc tiêm ngừa thai DMPA:
Phương pháp này cho hiệu quả ngừa thai trong 3 tháng khi tiêm 1 mũi. Nhược điểm của nó là có thể gây vô kinh hoặc rong huyết, tăng cân.
- Viên uống tránh thai chỉ chứa Progestin:
Là thuốc ngừa thai dạng uống thích hợp trong thời gian cho con bú. Nó không gây ảnh hưởng lên sự tiết sữa cũng như chất lượng sữa. Các chị em có thể sử dụng loại thuốc này để tránh mang thai khi đang cho con bú sau 6 tuần hậu sản. Tuy nhiên, hiệu quả ngừa thai của phương pháp này không cao so với các phương pháp trên.
Như vậy, theo những nội dung vừa chia sẻ trên đây, các chị em đã có thể thấy được việc phá thai khi đang cho con bú có thể khiến bạn đối mặt với nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe. Do đó, các chị em hãy chú ý áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn khi đang cho trẻ bú sữa mẹ. Còn trong trường hợp bạn buộc phải phá thai khi cho con bú thì hãy nhớ chọn lựa các địa chỉ phá thai an toàn, uy tín và chất lượng.