Đau bụng dưới bên phải ở nữ giới là triệu chứng khá phổ biến có thể là dấu hiệu của các bệnh ở hệ thống tiêu hóa hoặc phụ khoa. Nếu không có phác đồ điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Đau bụng dưới bên phải ở nữ là đau ở đâu?
Để giải đáp đau bụng dưới bên phải ở nữ là đau ở đâu, trước tiên chị em cần nắm rõ các bộ phận ở vùng bụng. Theo đó, vùng bụng sẽ được chia thành 9 phần gồm:
- Thượng vị: Gồm tĩnh mạch chủ bụng, thuỳ trái gan, tâm vị, tá tràng, một phần mặt trước dạ dày, tụy, môn vị, đoạn đầu động mạch, mạc nối gan dạ dày.
- Hạ sườn phải: Gồm thuỳ phải gan, cực trên thận phải, góc đại tràng phải, túi mật, tuyến thượng thận phải.
- Hạ sườn trái: Gồm đuôi tụy, cực trên thận trái, lách, tuyến thượng thận trái, đuôi tụy, dạ dày.
- Vùng quanh rốn: Gồm tĩnh mạch chủ bụng, mạc nối lớn, hạch mạc treo ruột, động mạch, đại tràng ngang, ruột non, niệu quản hai bên, mạc treo ruột.
- Vùng hông phải: Gồm đại tràng, thận phải và ruột non.
- Vùng hông trái: Gồm thận trái, đại tràng xuống, ruột non.
- Hạ vị: Gồm động tĩnh mạch tử cung, mạc nối lớn, vòi trứng, dây chằng tròn, bàng quang, đoạn cuối niệu quản, dây chằng rộng, ruột non.
- Hố chậu phải: Gồm ruột non, buồng trứng phải, manh tràng, ruột thừa.
- Hố chậu trái: Gồm Đại tràng Sigma, ruột non, buồng trứng trái.
Như vậy, đau bụng dưới bên phải ở nữ đau vùng hố chậu phải. Đây có thể là biểu hiện các bệnh liên quan đến tiêu hóa, sinh sản. Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh còn đe dọa đến tính mạng của chị em.
Đau bên phải bụng dưới là bệnh gì?
Đau bên phải bụng dưới là bệnh gì? Như đã chia sẻ, đây là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ phân chia theo mức độ nguy hiểm. Để giúp chị em đánh giá chính xác về mối nguy hiểm của các bệnh lý này.
Nguyên nhân đau bên phải bụng dưới ít nghiêm trọng
Trường hợp đau bên phải bụng dưới đây không quá nghiêm trọng đến sức của chị em. Nên thường không cần phải điều trị, bệnh sẽ tự thuyên giảm.
Cụ thể:
- Đau bụng bên phải dưới rốn do khó tiêu
Nữ giới gặp phải tình trạng khó tiêu sẽ xuất hiện những cơn đau bụng bên phải dưới rốn. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như ợ nóng và đầy hơi.
Với trường hợp này, chị em có thể cải thiện bằng cách sử dụng một số loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó tiêu kéo dài hơn 2 tuần thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để chữa trị.
- Khí ruột – Nguyên nhân đau tức bụng dưới bên phải
Trường hợp thức ăn không được tiêu hóa đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng khí tích tụ ở đường ruột. Lúc này, người bệnh sẽ thấy đau tức bụng dưới bên phải và đầy hơi.
Những triệu chứng này có thể sẽ tự biến mất sau vài giờ. Nhưng cũng có trường hợp kéo dài trong vài tuần. Lúc này, chị em cần đi thăm khám để khắc phục kịp thời.
- Đau bụng dưới bên phải âm ỉ do bị chuột rút kinh nguyệt
Trước và trong những ngày đèn đỏ nữ giới có thể bị đau bụng. Theo đó, các cơn đau bụng dưới bên phải âm ỉ hoặc dai dẳng.
Ngoài ra, chị em sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng đau ở lưng và chân, buồn nôn, đau đầu. Các triệu chứng này sẽ tự biến mất sau hành kinh vài ngày.
Nguyên nhân đau bên phải bụng dưới nghiêm trọng hơn
Nếu chị em bị đau bên phải bụng dưới là do các bệnh lý dưới đây thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chữa trị thời. Vì nếu để kéo dài, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Bị đau bụng dưới bên phải do viêm ruột thừa
Một trong những bệnh lý nguy hiểm gây tình trạng bị đau bụng dưới bên phải đó là viêm ruột thừa.
Viêm ruột thừa hay còn gọi là viêm ruột tịt. Đây là tình trạng ruột thừa bị viêm và nhiễm trùng. Nhiều trường hợp, bệnh có thể gây tử vong nếu như không chữa trị kịp thời.
Các triệu chứng viêm ruột thừa bao gồm:
- Đau bụng dưới bên phải, đặc biệt cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn khi ho hay di chuyển;
- Buồn nôn;
- Sưng vùng bụng,
- Sốt.
- Sỏi thận – Nguyên nhân đau nhói bụng dưới bên phải
Sỏi thận là hiện tượng lắng cặn của muối và khoáng chất bên trong thận. Sỏi thận có nhiều kích thước khác nhau. Với những viên sỏi nhỏ sẽ được bài tiết qua hệ thống tiết niệu. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển có thể gây đau nhói bụng dưới bên phải.
Các triệu chứng khác của sỏi thận bao gồm:
- Đi tiểu ra máu;
- Đau khi tiểu;
- Buồn tiểu thường xuyên;
- Buồn nôn và nôn.
- Nhiễm trùng thận gây đau bụng dưới bên phải gần háng ở nữ
Nhiễm trùng thận hay còn gọi là viêm đài bề thận, là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân gây bệnh là do chị em bị nhiễm trùng đường tiểu dưới. Sau đó, vi khuẩn sẽ di chuyển lên phía trên và gây nhiễm trùng thận.
Bệnh nhiễm trùng thận nếu để lâu sẽ khiến vi trùng nhiễm vào máu và gây nhiễm trùng huyết gây tử vong. Do đó, khi có những dấu hiệu dưới đây chị em cần đi thăm khám sớm:
- Đau bụng dưới bên phải gần háng ở nữ;
- Sốt;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Đau hông;
- Đi tiểu thường xuyên, cảm giác phải đi tiểu ngay và không thể nhịn tiểu;
- Rát hoặc đau khi đi tiểu;
- Có mủ hoặc có máu trong nước tiểu;
- Nước tiểu có mùi hôi.
- Ấn tay vào bụng dưới bên phải thấy đau có thể do thoát vị
Nếu chị em ấn tay vào bụng dưới bên phải thấy đau thì có thể do đang mắc bệnh thoát vị.
Thoát vị là tình trạng các tạng trong ổ phúc mạc phát triển ra ngoài ổ bụng. Bao gồm phát triển ở dưới da, các điểm yếu tự nhiên của thành bụng. Tuy nhiên, các tạng ổ phúc mạc này vẫn được bảo phủ bởi túi phúc mạc.
- Bị đau bụng dưới bên phải do hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là dạng rối loạn chức năng tiêu hóa phổ biến. Hiện nay, để chẩn đoán bệnh cần phải làm nhiều xét nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, chị em cũng có thể nhận biết bệnh qua những biểu hiện sau:
- Bị đau bụng dưới bên phải;
- Co thắt dạ dày;
- Tiêu chảy;
- Táo bón;
- Đầy hơi;
- Mệt mỏi và khó ngủ;
- Lo lắng và trầm cảm.
- Đau bụng dưới bên phải là bệnh gì - Bệnh viêm ruột
Đau bụng dưới bên phải là bệnh gì? Đó có thể là dấu hiệu cho thấy chị em đang bị viêm ruột. Trong đó, bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng mạn là những trường hợp phổ biến của viêm ruột.
Khi mắc bệnh viêm ruột, chị em sẽ gặp những triệu chứng sau:
- Đầy hơi;
- Tiêu chảy kéo dài, có thể đi ra máu;
- Đau bụng dưới bên phải;
- Sụt cân nhanh chóng;
- Mệt mỏi.
- U nang buồng trứng – Nguyên nhân đau bụng dưới bên phải gần xương chậu
Một trong những nguyên nhân đau bụng dưới bên phải gần xương chậu phải kể đến là u nang buồng trứng.
U nang buồng trứng là thuật ngữ chỉ những khối u phát triển bất thường trên buồng trứng. U nang có thể tồn tại ở nhiều dạng với nhiều biến chứng khác nhau. Trong đó, xoắn u nang là biến chứng nguy hiểm nhất có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Các triệu chứng của u nang buồng trứng bao gồm:
- Đau bụng dưới bên phải;
- Đau khi quan hệ;
- Đi tiểu nhiều lần, khó khăn khi tiểu tiện;
- Đầy hơi;
- Đau vùng thắt lưng;
- Tăng cân;
- Tức ngực.
- Đau bụng dưới bên phải ở nữ do lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô phát triển ở các bộ phận khác ngoài tử cung như buồng trứng hoặc dạ dày. Đây là bệnh lý mạn tính và có thể gây đau bụng dưới bên phải ở nữ.
Ngoài ra, người bệnh sẽ còn xuất hiện những triệu chứng sau:
- Đau trong và sau khi quan hệ;
- Đau khi đi tiểu;
- Buồn nôn;
- Mệt mỏi;
- Tiêu chảy;
- Táo bón.
- Bệnh viêm vùng chậu gây đau bụng dưới phải
Viêm vùng chậu (PID) là bệnh lý nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản của nữ giới. Nguyên nhân gây ra bệnh là do lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.
Khi mắc viêm vùng chậu, chị em có thể bị đau bụng dưới phải. Kèm theo đó là một số triệu chứng sau:
- Đau khi tiểu tiện;
- Đau khi quan hệ;
- Chảy máu giữa chu kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ;
- Sốt;
- Nôn.
- Bà bầu đau bụng dưới bên phải có nguy hiểm không?
Khi mang thai, sẽ có nhiều thời điểm bà bầu đau bụng dưới bên phải. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy trứng đã được thụ tinh và làm tổ ở tử cung. Ngoài ra, trong những tuần đầu tiên, hoặc giữa thai kỳ chị em cũng sẽ gặp tình trạng này.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp, đau bụng dưới bên phải khi mang thai còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý như:
- Chứng đầy bụng;
- Táo bón;
- Đau dây chằng;
- Các cơn co thắt giả Braxton Hicks;
- Mang thai ngoài tử cung;
- Nhiễm trùng đường tiểu;
- Bong non nhau.
Đau bụng dưới bên phải khi nào cần khám bác sĩ?
Trong trường hợp chị em bị đau bụng dưới bên phải không rõ nguyên nhân. Hoặc đau kéo dài, nghiêm trọng thì nên đi thăm khám để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, khi có những triệu chứng dưới đây chị em cũng cần đi thăm khám sớm:
- Vàng da;
- Nước tiểu có màu đậm, phân nhạt;
- Đau đớn dữ dội;
- Sụt cân nhanh chóng;
- Nôn ra máu hoặc tiểu ra máu;
- Ra mồ hôi lạnh, mạch yếu, tụt huyết áp;
- Sốt;
- Khó thở;
- Màng bụng bị kích thích.
Cách điều trị đau bụng dưới bên phải
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu đau bụng dưới bên phải không quá nghiệm trọng. Đồng thời, không kèm theo các triệu chứng nguy hiểm thì chị em có thể khắc phục tại nhà bằng cách sau:
- Uống đủ nước;
- Dừng túi chườm nóng;
- Thuốc giảm đau (tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ).
Nếu sau khi áp dụng các cách trên tình trạng đau đớn không thuyên giảm. Hoặc trường hợp bị đau bụng dưới không rõ nguyên nhân thì chị em cần đi thăm khám.
- Tại các cơ sở y tế, bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp dưới đây để chẩn đoán bệnh:
- Siêu âm;
- Quét CT;
- Quét MRI;
- Kiểm tra thể chất.
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị đau bụng dưới bên phải phù hợp.
Trong đó, nếu đau bụng dưới bên phải là do đầy hơi, chương bụng sẽ được dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Còn trường hợp đau dữ dội, người bệnh có thể được sử dụng thuốc giảm đau qua đường tiêm tĩnh mạch.
Còn trong trường hợp nhiễm trùng, bác sĩ sẽ dùng kháng sinh để chữa trị. Cuối cùng, nếu đau bụng dưới phải là do viêm ruột thừa, mang thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng thì cần làm phẫu thuật sớm.
Tóm lại, đau bụng dưới bên phải ở nữ giới có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, chị em hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm. Tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.