Viêm phần phụ là gì: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm [Mới nhất]
Nhắc đến căn bệnh viêm phần phụ, rất nhiều người phụ nữ thường tự hỏi viêm phần phụ là gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không? Hay triệu chứng viêm phần phụ như thế nào? Trên thực tế đây là bệnh lý phụ khoa vô cùng quen thuộc ở nữ giới, xảy ra ở các cơ quan sinh sản như tử cung, buồng trứng... Bởi vậy, nó có thể gây tác động xấu đến sức khỏe và đặc biệt là khả năng sinh sản của chị em.
Viêm phần phụ là gì?
Viêm phần phụ là bệnh lý phụ khoa xảy ra ở nữ giới. Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở phần phụ bao gồm: tử cung, buồng trứng và hệ thống dây chằng rộng trong cơ quan sinh sản. Tác nhân chính gây ra căn bệnh này chính là các loại vi khuẩn, bao gồm cả nhóm vi khuẩn yếm khí và ái khí.
Bệnh viêm phần phụ ở nữ xảy ra do các kí sinh trùng và mầm bệnh lan tới khu vực phần phụ và gây viêm. Trên thực tế, những tác nhân này có thể bắt nguồn từ 2 con đường: đường sinh dục và đường máu.
Đối với đường sinh dục, chủng bệnh gây viêm phần phụ thường gây ra cả bệnh viêm cổ tử cung rồi từ đó mới lây lan đến các bộ phận sinh dục phía trên. Một số loại virus, kí sinh trùng thường gặp gây viêm phần phụ gồm Ecoli, khuẩn lậu, Chlamydia trachomatis.
Nếu không được khắc phục, viêm phần phụ sẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho nữ giới bị vô sinh, hiếm muộn.
Vì sao nữ giới bị viêm phần phụ?
Nguyên nhân viêm phần phụ ở nữ giới là do nhiều yếu tố gây ra. Việc nắm được những nguyên nhân này sẽ là cơ sở giúp các chị em biết được nên điều trị viêm phần phụ bằng cách nào để mang lại hiệu quả cao.
Một số nguyên nhân gây bệnh:
- Quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ với người có mầm bệnh, quan hệ thô bạo gây tổn thương niêm mạc bên trong âm đạo, từ đó gây viêm nhiễm tử cung và lan sang các phần phụ.
- Viêm nhiễm phụ khoa: nữ giới bị viêm nhiễm ở các cơ quan sinh dục ngoài như viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung nếu không được chữa trị thì sẽ lan sang khu vực phần phụ.
- Vệ sinh kém hoặc vệ sinh không đúng cách: vệ sinh vùng kín không thường xuyên, không sạch sẽ hoặc không đúng cách cũng sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
- Mặc đồ kín hơi và bó sát: Sử dụng đồ lót chật chội, bó sát, làm từ các chất kiệu không khô thoáng sẽ khiến cho vùng kín bị bí bách, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công.
- Ngồi nhiều, ít vận động: điều này sẽ khiến cho lượng máu trong cơ thể nữ giới khó lưu thông. Từ đó hạn chế chức năng thải độc của âm đạo và dẫn đến viêm phần phụ.
- Sinh đẻ hoặc phá thai nhiều lần: nữ giới đã qua sinh nở hoặc phá thai (nhất là nạo hút thai) thường rất dễ bị mác các bệnh lý phụ khoa như viêm phần phụ.
>>>Như vậy có thể nhận thấy nguyên nhân gây viêm phần phụ chủ yếu bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không đúng cách, lâu dần thành bệnh. Chính nguyên nhân sẽ là tiền đề để chị em biết cách phòng tránh và hạn chế những thói quen xấu.
Dấu hiệu nhận biết viêm phần phụ
Vì là bệnh lý xảy ra bên trong cơ quan sinh sản nên việc nhận biết viêm phần phụ không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên căn bệnh này thường gây ra một số dấu hiệu đặc trưng mà chỉ cần quan sát sự thay đổi của cơ thể, nhất là ở vùng kín, chị em sẽ có thể phát hiện bệnh.
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, bệnh viêm phần phụ diễn biến qua 2 giai đoạn chính là cấp tính và mãn tính. Ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những biểu hiện bệnh lý khác nhau, cụ thể:
+ Triệu chứng viêm phần phụ cấp tính
- Âm đạo ẩm ướt, có mùi lạ, hôi tanh, khó chịu.
- Khí hư bất thường, có màu vàng hoặc xanh, mùi hôi, dạng lỏng hoặc đặc sệt kèm mủ
- Rối loạn kinh nguyệt: thường gặp nhất là tình trạng rong kinh kéo dái, lượng máu kinh bất thường, có màu đen, bị vón cục. Một số trường hợp có thể bị xuất huyết ngoài kì kinh.
- Rối loạn tiêu hóa: tình trạng này thường xảy ra với các triệu chứng như đau đớn ở vụng dưới khi đi đại tiện, táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, đôi khi có thể lẫn dịch nhầy và máu trong phân.
- Tiểu khó, tiểu buốt: Trong trường hợp bệnh viêm nhiễm nặng, sẽ làm cho các cơ quan lân cận ( như bàng quang, niệu quản) bị chèn ép dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần, cảm giác tiểu khó, tiểu buốt, gây ứ nước ở thận.
- Đau khi quan hệ tình dục
- Sốt cao kèm theo cảm giác rùng mình và ớn lạnh
+ Triệu chứng viêm phần phụ mãn tính
Các dấu hiệu viêm phần phụ ở giai đoạn mãn tính cũng tương tự cấp tính tuy nhiên mức độ và độ ảnh hưởng đã nghiêm trọng hơn. Ở giai đoạn này, người bệnh đã nhận biết rõ ràng được bệnh với các dấu hiệu đặc trưng như:
- Đau bụng dưới: tùy vào từng trường hợp mà tình trạng này có thể xảy ra ở cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Người bệnh có thể đau nhẹ ở giai đoạn đầu nhưng sẽ tăng dần theo thời gian. Đặc biệt cảm giác đau thường trở nên nặng nề khi người bệnh đại tiện hay quan hệ tình dục.
- Xuất huyết tử cung: Ra nhiều kinh nguyệt, máu kinh vón cục hoặc có nhiều mảnh mô vụn nội mạc tử cung lẫn trong máu kinh, chu kỳ kinh kéo dài bất thường; đau bụng dữ dội khi hành kinh, xuất huyết giữa các chu kỳ kinh nguyệt…Đây là triệu chứng viêm phần phụ mãn tính mà hầu hết các người bệnh đều có thể gặp phải.
- Sốt cao, nôn mửa: nhiều trường hợp người bệnh do không chịu được áp lực của tình trạng đau bụng dưới dữ dội có thể gặp phải hiện tượng sốt cao, nôn mửa... rất nguy hiểm.
Nếu nhận thấy bản thân có các triệu chứng viêm phần phụ, các chị em nên chủ động đi kiểm tra. Qua thăm khám bác sĩ sẽ biết được bệnh của bạn đang ở giai đoạn nào từ đó áp dụng cách chữa trị phù hợp.
Biến chứng viêm phần phụ
Viêm phần phụ có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Theo đó, bệnh viêm phần phụ khi ở giai đoạn cấp tính không được điều trị dứt điểm và kịp thời sẽ chuyển sang viêm phần phụ mãn tính.
Viêm phần phụ mãn tính sẽ khiến cho người bệnh luôn ở trong trạng thái khó chịu và cũng khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn. Nguyên do là bởi khi bước vào giai đoạn này, vi khuẩn gây bệnh sẽ rất khó loại bỏ hoàn toàn, do đó thỉnh thoảng chúng lại gây ra một đợt bùng phát bệnh mới.
Chưa dừng lại ở đó, bệnh viêm phần phụ còn có thể gây ra một loạt các hậu quả nghiêm trọng khác như:
- Gây ra các bệnh lý khác ở cơ quan sinh dục:
Bệnh viêm phần phụ khi kéo dài quá lâu sẽ khiến vi khuẩn lây lan sang các bộ phận xung quanh rồi gây bệnh ở đó. Kéo theo đó là hàng loạt các bệnh phụ khoa khác như: viêm âm đạo, âm hộ, viêm tử cung thậm chí là ung thư cổ tử cung,...
- Ảnh hưởng đến chất lượng sống:
Các triệu chứng bệnh viêm phần phụ nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể người bệnh bị suy nhược, thường xuyên mệt mỏi, ốm vặt, có cảm giác buồn nôn và nôn. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng công việc và học tập.
- Tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung:
Khi phần phụ bị viêm thì vòi trứng cũng sẽ có nguy cơ viêm rất cao. Tình trạng này có thể dẫn tới tắc hoặc chít hẹp vòi trứng. Khiến cho trứng không đi sâu vào bên trong tử cung để làm tổ. Và đó chính là nguyên nhân khiến cho nhiều nữ giới bị mang thai ngoài tử cung khi bị viêm phần phụ.
- Dẫn tới vô sinh, hiếm muộn:
Nữ giới bị viêm phần phụ sẽ có nguy cơ hiếm muộn, thậm chí là vô sinh. Bởi bệnh lý này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trứng, khiến chất lượng trứng bị suy giảm. Đồng thời, khi vòi trứng bị viêm nhiễm và tắc hoàn toàn, trứng sẽ không gặp được tinh trùng và không thể thụ tinh. Nếu có thụ thai được nhưng chất lượng trứng không tốt cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai.
- Gây nguy hiểm cho tình mạng
Bệnh viêm phần phụ ở nữ giới có thể dẫn tới viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm trùng máu. Những căn bệnh này nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Viêm phần phụ có thai được không?
Bị viêm phần phụ có thai được không? Mang thai bị viêm phần phụ có sao không? Đây là vấn đề được khá nhiều chị em quan tâm khi đang có kế hoạch mang thai nhưng lại bị viêm phần phụ.
Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, nữ giới bị viêm phần phụ nếu được chữa trị sớm thì vẫn có thể sinh nở bình thường. Tuy nhiên, những trường hợp nếu để bệnh kéo dài mà không được điều trị triệt để sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ quan sinh sản.
Điển hình là tình trạng viêm áp xe vòi trứng, tử cung, áp xe ổ bụng gây áp xe tiểu khung. Và những biến chứng này có thể dẫn đến vô sinh do dính tắc vòi trứng.
Đặc biệt, một khi bệnh viêm phần phụ gây ra tình trạng áp xe thì buộc phải can thiệp phẫu thuật tháo hút mủ. Trường hợp quá nặng thì phải cắt bỏ một bên buồng trứng. Và điều này sẽ khiến cho người bệnh có thể mất đi khả năng làm mẹ.
Còn với các mẹ bầu bị mắc viêm phần phụ, bệnh cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho sự phát triển của thai nhi nếu không được điều trị đúng cách:
- Khiến chị em dễ sinh non, em bé sinh ra thường thiếu cân, thậm chí có thể sảy thai.
- Những em bé có mẹ bị viêm phần phụ khi mang thai có thể sẽ bị dính nấm vào niêm mạc miệng gây ra bệnh viêm niêm mạc miệng hoặc viêm da do nấm.
- Các bé gái có thể sẽ bị lây nhiễm viêm phần phụ như mẹ, đây là trường hợp viêm phần phụ bẩm sinh rất khó điều trị sau này vì hệ miễn dịch của bé chưa tốt để có thể dùng các loại thuốc như người lớn.
- Nếu bé bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sinh non tháng, sức đề kháng yếu thì bệnh có thể gây ra viêm phổi do nấm.
- Chị em bị viêm phần phụ khi mang thai dễ bị nhiễm trùng ngược lên vùng tiết niệu, thậm chí có thể bị trùng huyết.
Chẩn đoán viêm phần phụ
Để chẩn đoán bệnh viêm phần phụ, bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng bệnh và áp dụng các phương pháp siêu âm, xét nghiệm để xác định hình ảnh bệnh. Nó có giá trị cao trong việc nhận biết tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây viêm phần phụ ở nữ.
Sau khi kiểm tra, thăm khám phụ khoa để xác định các dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp.
+ Siêu âm: Giúp bác sĩ quan sát thấy hình ảnh giãn vòi tử cung
+ Chụp cắt lớp (chụp CT):
- Giai đoạn sớm: Giúp quan sát tình trạng dây chằng tử cung, vòi tử cung hay niêm mạc tử cung có bị dày lên và có dịch hay không?
- Giai đoạn muộn: Giúp phát hiện tình trạn ứ mủ tử cung và áp xe phần phụ
- Cấu trúc bên cạnh: Phát hiện tình trạng tắc ruột, phù thận, ứ nước hay hội chứng Fitz – Hugh – Curtis...
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI):
- Hình ảnh MRI trong chẩn đoán viêm phần phụ tương tự như chụp CT
- Ngoài ra kỹ thuật MRI còn có thể phân biệt ứ máu vòi tử cung và ứ mủ vòi tử cung; phân biệt áp xe phần phụ và khối u buồng trứng vì tương phản mô cao.
+ Nội soi:
Nội soi là hình thức giúp nhận biết viêm phần phụ một cách chính xác nhất. Tuy nhiên nó không được áp dụng phổ biến vì phải xâm lấn vào bên trong cơ thể. Thông thường chỉ nhưng trường hợp không đáp ứng điều trị kháng sinh từ 48 – 72 giờ hoặc những trường hợp cần dẫn lưu dịch ở ổ áp xe do viêm phần phụ và cắt sẹo dính do đau... mới được chỉ định thực hiện xét nghiệm này.
Cách điều trị bệnh viêm phần phụ
Viêm phần phụ có chữa được không? Chữa viêm phần phụ bằng cách nào? Loại thuốc đặt viêm phần phụ nào tốt? Theo các bác sĩ phụ khoa, nữ giới bị viêm phần phụ, dù là viêm phần phụ bên phải hay viêm phần phụ bên trái thì đều cần tìm cho mình hướng điều trị phù hợp.
Hiện nay, có không ít chị em khi mắc bệnh viêm phần phụ thường lựa chọn điều trị theo cách áp dụng bài thuốc dân gian. Một số người lại áp dụng các vị thuốc đông y. Tuy nhiên, vì viêm phần phụ thường do các tác nhân gây viêm là vi khuẩn, ký sinh trùng,... nên việc chỉ áp dụng các cách điều trị này sẽ khó tiêu diệt được mầm bệnh.
Vậy, viêm phần phụ uống thuốc gì? Trên thực tế, đối với những trường hợp bị viêm phần phụ, bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng kháng sinh, kháng viêm ở dạng uống hoặc dạng đặt âm đạo. Các loại thuốc này có công dụng diệt khuẩn, diệt các tác nhân gây viêm nhiễm. Đây được cho là phương pháp điều trị tiên quyết và cần thiết đối với căn bệnh viêm phần phụ.
- Với người bị viêm phần phụ nhẹ: Kháng sinh được sử dụng bao gồm thuốc thuộc nhóm Ceftriaxon dạng tiêm, kết hợp với nhóm metronidazol và nhóm cyclin.
- Với trường hợp viêm phần phụ nặng: Kháng sinh được sử dụng tương tự như trên nhưng tăng về số lượng, liều lượng và thời gian sử dụng. Trường hợp viêm phần phụ có thể được chỉ định can thiệp thủ thuật phụ khoa.
- Nữ giới mang thai bị viêm phần phụ: Bác sĩ sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng kháng sinh vì lo sợ ảnh hưởng tới thai nhi.
Một số thuốc kháng sinh phổ biến khi điều trị viêm phần phụ do nấm, vi khuẩn... thường được chỉ định sử dụng gồm:
- Trong trường hợp viêm phần phụ cấp do Chlamydia và lậu: Thuốc kháng sinh sẽ gồm nhóm xacin, phối hợp với Metronidazole hoặc nhóm cyclin.
- Trong trường hợp viêm phần phụ do nấm: Kháng sinh thường dùng ở dạng uống, bôi hoặc đặt thuộc nhóm chloramphenicol, neomycin.
- Trong trường hợp viêm phần phụ do nhiễm Trichomonas: Loại thuốc kháng sinh điều trị tác nhân này thường thuộc nhóm thuốc có dẫn xuất Imidazol. Liều lượng sử dụng cụ thể phải căn cứ vào số lượng vi khuẩn và mức độ viêm.
- Trong trường hợp viêm phần phụ do tạp khuẩn: Kháng sinh được chỉ định trong trường hợp này thường có độ phổ rộng cao. Ở các dạng thuốc uống, đặt âm đạo và bôi ngoài, thuốc chứa nhiều loại kháng sinh... để chữa trị viêm nhiễm kết hợp.
* Khuyến cáo: Các chị em cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không được tùy tiện mua thuốc về điều trị hoặc điều trị theo sự mách bảo của người vì sẽ khiến bệnh nặng thêm. Với những trường hợp không đáp ứng việc sử dụng thuốc kháng sinh hay khối viêm chuyển sang mãn tính thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phẫu thuật nội soi để khắc phục bệnh hiệu quả.
Một số lưu ý khi điều trị viêm phần phụ
Để giúp cho việc chữa trị viêm phần phụ đạt được hiệu quả cao, ngoài việc tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ, các chị em nên ghi nhớ một số lưu ý về chế độ sinh hoạt, lối sống cá nhân.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên. Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng giúp kháng khuẩn, duy trì pH âm đạo và khử mùi hôi.
- Chỉ nên vệ sinh “cô bé” nhẹ nhàng bên ngoài, không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo hoặc ngâm vùng kín.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
- Nghỉ ngơi đúng giờ, ngủ đủ giấc
- Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng
- Không quan hệ tình dục cho tới khi khỏi bệnh để tổn thương không bị lan rộng và thuốc đặt không bị giảm tác dụng.
- Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường gì trong thời gian điều trị, hãy thông báo với bác sĩ để được tư vấn.
- Tái khám theo thời gian quy định.
Viêm phần phụ là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm đối với phái nữ. Do đó, việc bổ sung các kiến thức về bệnh lý này là yếu tố quan trọng giúp các chị em phụ nữ có thể phòng tránh hoặc chữa trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, khi các bạn có nhu cầu điều trị viêm phần phụ thì chỉ nên chữa trị bệnh tại các bệnh viện, phòng khám uy tín và chất lượng. Bởi nếu bạn chữa viêm phần phụ ở các địa chỉ không đảm bảo thì có thể khiến cho bệnh không chữa khỏi mà còn gây biến chứng và tốn kém tiền bạc để khắc phục.