Đa nang buồng trứng (buồng trứng đa nang) hay còn gọi là hội chứng Stein-Leventhal. Vậy, buồng trứng đa nang là gì, có nguy hiểm không, dấu hiệu buồng trứng đa nang là gì? Cùng tìm hiểu kiến thức tổng quan: nguyên nhân, triệu chứng và cách trị buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang là gì?
Buồng trứng đa nang là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ, đặc biệt là đang trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời thì người bệnh có thể bị vô sinh.
Theo nghiên cứu, có từ 2,2-26,7% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (từ 15 đến 44 tuổi) mắc bệnh buồng trứng đa nang. Nhưng có đến 70% phụ nữ không biết mình bị bệnh.
Bệnh buồng trứng đa nang ảnh hưởng trực tiếp đến buồng trứng của phụ nữ, cơ quan sinh sản sản xuất estrogen và progesterone – hormone điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Buồng trứng cũng sản xuất một lượng nhỏ nội tiết tố nam gọi là androgen.
Buồng trứng giải phóng trứng để được thụ tinh bởi tinh trùng của người đàn ông. Việc phát hành trứng mỗi tháng được gọi là rụng trứng. Hormon kích thích nang trứng (FSH) và hormone luteinizing (LH) kiểm soát sự rụng trứng. FSH kích thích buồng trứng sản xuất nang trứng - túi chứa trứng - và sau đó LH kích hoạt buồng trứng giải phóng trứng trưởng thành.
Buồng trứng đa nang là gì? Buồng trứng đa nang là trong buồng trứng có nhiều túi nhỏ chứa đầy chất lỏng. Những túi này là những nang trứng chưa trưởng thành, nhưng chúng không thể rụng trứng.
Việc thiếu rụng trứng làm thay đổi nồng độ estrogen, progesterone, FSH và LH. Nồng độ estrogen và progesterone thấp hơn bình thường, trong khi nồng độ androgen cao hơn bình thường. Hormone nam làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy phụ nữ bị buồng trứng đa nang có ít thời gian rụng trứng hơn bình thường. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Nếu không được chữa trị sớm, bệnh buồng trứng đa nang sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hormone, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng nguy cơ mắc một số bệnh bao gồm: tim mạch, tiểu đường và rối loạn sinh sản.
Buồng trứng đa nang do đâu?
Nữ giới bị đa nang buồng trứng vẫn chưa tìm được lý do chính xác nhưng những yếu tố có thể là nguy cơ gây bệnh. Một số yếu tố được cho là lý do gây buồng trứng đa nang gồm:
Yếu tố di truyền gây buồng trứng đa nang
Nếu mẹ hoặc chị gái bạn bị buồng trứng đa nang thì bạn cũng có thể mắc phải hội chứng này. Các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét khả năng đột biến gen có liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang.
Dư thừa Insulin gây ra buồng trứng đa nang
Kháng insulin có thể gây ra đa nang theo hai cách riêng biệt. Kháng insulin làm giảm độ nhạy insulin của thành tế bào. Glucose đi qua thành tế bào để được chuyển đổi thành năng lượng nhờ sự giúp đỡ của insulin. Nhưng vì các thành tế bào đã bị giảm sự nhạy cảm với insulin, nên quá trình kháng insulin không có hiệu quả.
Glucose “bị trả lại” ra khỏi thành tế bào, thay vì đi qua insulin để được đốt cháy thành năng lượng. Glucose còn lại trong dòng máu, gây ra mức độ đường trong máu, được đưa đến gan. Khi đó, đường được chuyển đổi thành chất béo và được lưu trữ thông qua dòng máu đi khắp cơ thể. Quá trình này có thể dẫn đến tăng cân và béo phì - yếu tố quan trọng trong việc gây ra hội chứng buồng trứng đa nang.
Dư thừa insulin kích thích buồng trứng sản xuất nhiều hormone nam testosterone hơn, có thể ngăn chặn sự rụng trứng hàng tháng, gây vô sinh. Quá nhiều insulin cũng làm tăng chuyển đổi của nội tiết tố androgen (kích thích tố nam) estrogen (hormon nữ), làm xáo trộn sự cân bằng tinh tế giữa hai loại tiết tố này và có một ảnh hưởng trực tiếp đến tăng cân và sự hình thành của nang nang hoặc u nang trong buồng trứng.
Mức độ androgen cao gây buồng trứng đa nang
Khi cơ thể sản xuất một lượng androgen cao hơn mức bình thường, có thể gây cản trở buồng trứng trong việc phóng trứng mỗi tháng (gọi quá trình rụng trứng). Nồng độ androgen cao cũng gây ra sự phát triển nhanh của tóc và mụn trứng cá gặp ở nhiều phụ nữ mắc buồng trứng đa nang.
Chế độ ăn uống
Cũng có nghi ngờ cho răng chế độ ăn uống giàu tinh bột và đường cũng là nguyên nhân gây bệnh buồng trứng đa nang. Thực tế cho thấy, những người bị buồng trứng đa nang là người thừa cân béo phì, nhưng người gầy cũng có nguy bị bệnh. Chị em nên có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, tăng lượng rau quả để giữ vóc dáng và tránh béo phì.
Thực tế những nguyên nhân gây buồng trứng đa nang chữa xác định rõ. Do đó, chúng ta cần chủ động tầm soát bệnh sớm nhất.
Nhận biết dấu hiệu buồng trứng đa nang
Mặc dù buồng trứng đa nang không phải là một bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì nữ giới có thể gặp nhiều biến chứng do bệnh gây ra. Những dấu hiệu phổ biến của người mắc bệnh buồng trứng đa nang bạn nên lưu ý để nhận biết bệnh sớm nhất có thể:
Rối loạn kinh nguyệt –biểu hiện buồng trứng đa nang
đối với những chị em bị rối loạn kinh nguyệt do buồng trứng đa nang biểu hiện là tình trạng thiểu kinh (kinh thưa) hoặc vô kinh, chu kỳ đến quá sớm (dưới 25 ngày), muộn (trên 35 ngày), không theo chu kỳ (tháng nhanh, tháng chậm), mất kinh, kinh loãng, ít,…
Đây là hậu quả của quá trình rụng trứng không thường xuyên hoặc không có rụng trứng. Một số trường hợp chị em có thể có chu kỳ kinh đều nhưng sau đó bắt đầu rối loạn, kèm theo tăng cân đột ngột. Không rụng trứng hoặc rụng trứng không thường xuyên dẫn tới giảm tiết progesterone.
Hiếm muộn, khó có con –dấu hiệu buồng trứng đa nang
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng hiếm muộn do buồng trứng đa nang đó là không phóng noãn hoặc phóng noãn không thường xuyên. Bệnh nhân PCOS cũng có thể có kèm theo những nguyên nhân khác kết hợp dẫn đến hiếm muộn.
Bất thường ở buồng trứng –triệu chứng buồng trứng đa nang
Biểu hiện thường thấy đó là sự gia tăng số nang buồng trứng, cũng như tăng kích thước nhu mô buồng trứng. Khi siêu âm có thể thấy hình ảnh nhiều nang nhỏ ở buồng trứng.
Các biểu hiện buồng trứng đa nang khác
Ngoài các biểu hiện trên, khi bị buồng trứng đa nang, người bệnh còn có các biểu hiện khác như:
- Tăng cân, béo phì do đường (glucose) không được chuyển hóa vào tế bào sẽ chuyển đổi thành chất béo tích tụ lại đặc biệt là ở vùng bụng
- Cảm giác đầy bụng và khó chịu vùng bụng – lưng – vùng chậu: Đây cũng là 1 triệu chứng thường gặp của buồng trứng đa nang. Người bệnh có thể gặp các cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói với các mức độ từ nhẹ đến dữ dội như khi đến kỳ kinh nguyệt và thường cảm thấy khó chịu ở vùng chậu, vùng bụng hoặc lưng dưới.
- Ngưng thở khi ngủ: Ngoài các triệu chứng trên thì hiện tượng ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ cũng là 1 trong những dấu hiệu của buồng trứng đa nang phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn nội tiết tố và tình trạng tăng cân bất thường gây ra.
- Sắc tố da sậm màu nhất là ở háng, cổ và nách.
- Nhiều lông trên mặt và trên người( ngực, bụng,lưng hoặc bắp đùi) do cơ thể sản sinh nhiều nội tiết tố nam, da mặt nhờn và nhiều mụn trứng cá
- Tóc mỏng đi hoặc rụng nhiều do các nang tóc bị thiếu dinh dưỡng. Từ đó, tóc yếu dần rồi rụng thưa mỏng đi.
- Tâm trạng vui buồn thất thường: Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang thường xuyên cảm thấy lo âu, căng thẳng, buồn vui vô cớ thậm trí là trầm cảm.
Có con được không khi bị buồng trứng đa nang?
Nhiều chị em sẽ lo lắng hội chứng buồng trứng đa nang sẽ ảnh hưởng chức năng sinh sản thậm chí dẫn đến tình trạng vô sinh.Chị em cũng không nên lo lắng quá bởi buồng trứng đa nang cũng là một căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Bởi thế bạn vẫn có khả năng mang thai một cách tự nhiên.
Nhiều nghiên cứu thực tế đã cho thấy không phải trường hợp nào mắc bệnh cũng không thể mang thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh của bạn đã lâu thì nguy cơ hiếm muộn, vô sinh càng cao. Với sự phát triển của y học ngày nay, những người bị buồng trứng đa nang đã được điều trị theo nhiều phương pháo khác nhau để phù hợ với nhu cầu từng người.
Buồng trứng đa nang có nguy hiểm không?
Có thể nói, bệnh đa nang buồng trứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nếu họ không được điều trị sớm. Vì thế, nếu bạn thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy nhanh chóng đi khám để phát hiện bệnh kịp thời.
Những nguy hiểm khi bị buồng trứng đa nang gồm:
Kinh nguyệt không đều
Nữ giới bị đa nang buồng trứng sẽ ảnh hưởnh đến chu kỳ kinh nguyệt khiến cho kinh nguyệt không đều, sẽ ảnh hưởng không ít nhiều cho việc rụng trứng bị rối loạn dẫn đến tình trạng khó thụ thai ở nữ giới.
Gây vô sinh hiếm muộn
Bệnh khiến cho chu kỳ rụng trứng bị rối loạn nên sẽ không xuất hiện hiện tượng rụng trứng hàng tháng. Trứng không rụng thì sẽ không thể gặp được tinh trùng để thụ tinh dẫn tới tình trạng vô sinh hiếm muộn ở các cặp đôi.
Hội chứng chuyển hóa
Có tới 80% phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang bị thừa cân hoặc béo phì. Cả béo phì và bệnh buồng trứng đa nang đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol HDL thấp (có thể tốt) và cholesterol LDL (cao xấu).
Những yếu tố này được gọi là hội chứng chuyển hóa và chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ .
Tăng cân, béo phì
Theo thống kê có khoảng 40% nữ giới mắc bệnh đa nang buồng trướng bị thừa cân, béo phì. Bởi thế, giảm cân có tác dụng không nhỉ trong việc cải thiện tình trạng bệnh.
Ung thư nội lạc tử cung
Những người béo phì và bị bệnh buồng trứng đa nang có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn so với người bình thường.
Di truyền cho đời sau
Vì buồng trứng đa nang là bệnh có khă năng di truyền từ đời này sang đời khác. Nên nếu có mắc bệnh thì còn gái của bạn sau này sinh ra cũng có nguy cơ bị đa nang buồng trứng.
Tiểu đường tuýp 2
Béo phì, thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do tình trạng kháng insulin dẫn tới lượng đường trong máu tăng cao.
Mắc bệnh tim mạch
Mức insulin cao quá mức sẽ làm tăng cholesterol trong máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Từ đó làm tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ.
Không thể phủ nhận rằng đa nang buồng trứng để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của người phụ nữ. Vì thế việc phát hiện và điều trị bệnh là hết sức cần thiết.
Bệnh buồng trứng đa nang được bác sĩ chẩn đoán như thế nào?
Buồng trứng đa nang có thể khó chẩn đoán vì các triệu chứng ở mỗi người sẽ khác nhau. Nếu bạn bị buồng trứng đa nang, các triệu chứng có thể xuất hiện và biến mất trong thời gian ngắn.
Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh buồng trứng đa nang ở những phụ nữ có ít nhất hai trong số ba triệu chứng sau đây:
- Xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone androgen, nồng độ insulin, đường, hoóc môn và chức năng tuyến giáp. Những xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng các tuyến nội tiết.
- Tiền sử sức khỏe và chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
- Biểu đồ theo dõi chu kì kinh, rụng trứng và tiền sử ra máu cũng là những thông tin có ích liên quan đến khả năng sinh sản.
- Siêu âm vùng bụng dưới để xem buồng trứng có đa nang hay không? siêu âm có hình ảnh buồng trứng đa nang, có 12 nang kích thước từ 2 -9mm và tăng thể tích buồng trứng >10cm3, xét nghiệm máu thì LH > 10, tỷ lệ LH/FSH > 2, androgen (testosterone) > 2,5 nmol/l hay > 1,5ng/ml.
- Bác sĩ có thể làm nội soi để kiểm tra (qua vết mổ nhỏ ở bụng, đưa một máy quay tí hon vào để thăm khám). Quan sát sẽ thấy nhiều nang nước trên buồng trứng. Bác sĩ có thể lấy một mẫu mô buồng trứng để làm xét nghiệm. Thủ thuật nội soi còn giúp gỡ dính buồng trứng, làm thông thoáng vòi trứng và loại bỏ tế bào nội mạc.
Ngày nay, để tiện cho thống nhất chẩn đoán và điều trị thì các nhà y học dựa theo ESHRE ASRM Rotterdam Consesus 2003:
- Tiêu chuẩn 1: kinh thưa hoặc vô kinh, chu kỳ kinh > 35 ngày, vô kinh > 6 tháng.
- Tiêu chuẩn 2: cường androgen với biểu hiện rậm lông, mụn trứng cá.
- Tiêu chuẩn 3: buồng trứng đa nang trên siêu âm, siêu âm ngày thứ 2 – 5 của chu kỳ kinh hoặc ngày thứ 3 của chu kỳ nhân tạo là có 12 nang kích thước từ 2 - 9mm và tăng thể tích buồng trứng >10cm3, thể hiện ít nhất ở một buồng trứng.
Khi có xuất hiện 2/3 tiêu chuẩn trên thì được chẩn đoán là hội chứng buồng trứng đa nang.
Phương pháp điều trị buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang là hội chứng phối hợp của nhiều rối loạn. Nó dẫn đến rối loạn rụng trứng như: kinh nguyệt không đều, thậm chí rong kinh, rối loạn gây cường androgen máu như: rậm lông, mọc râu, phì đại âm vật…
Về lâu dài, ở những người đa nang buồng trứng có thể bị đái tháo đường týp II, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường thai kỳ, ung thư nội mạc tử cung, đặc biệt là dễ vô sinh. Vì vậy, trong điều trị buồng trứng đa nang tùy theo mục đích mà ta có cách điều trị khác nhau.
Về điều trị chứng vô sinh, nguyên nhân gây vô sinh ở bệnh nhân bị buồng trứng đa nang là rối loạn phóng noãn, gây ra tình trạng không rụng trứng do đó mà gây vô sinh. Mục đích điều trị ở đây là phải gây được phóng noãn. Có rất nhiều cách điều trị để gây phóng noãn khác nhau.
Phương pháp điều trị bằng thuốc
Trước hết cần được giảm cân ở những người có thể trạng béo phì. Giảm cân để giảm mỡ, giảm đề kháng insulin. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Một số loại thuốc bạn có thể được chỉ định dùng như:
Loại thuốc kiểm soát sinh sản
Uống estrogen và proestin hàng ngày có thể khôi phục lại sự cân bằng hormone bình thường, điều chỉnh sự rụng trứng, làm giảm các triệu chứng như mọc tóc quá mức và bảo vệ chống lại ung thư nội mạc tử cung. Những hormone này có trong thuốc tránh thai, miếng dán hoặc vòng âm đạo .
Sử dụng thuốc để kích thích rụng trứng
Nếu đang cố gắng để có thai, có thể cần một loại thuốc để kích thích rụng trứng. Có rất nhiều loại thuốc khác nhau từ đường uống đến đường tiêm. Bác sĩ sẽ xem xét từng trường hợp bệnh nhân để có chỉ định loại thuốc nào phù hợp với bạn.
Metformin
Metformin (Glucophage, Fortamet) là một loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Nó cũng điều trị bệnh buồng trứng đa nang bằng cách cải thiện mức độ insulin. Theo nghiên cứu cho thấy dùng metformin trong khi thay đổi chế độ ăn và tập thể dục giúp giảm cân, giảm lượng đường trong máu và hồi phục chu kỳ kinh nguyệt tốt hơn so với bình thường.
Clomiphene
(Clomid) là loại thuốc giúp tăng khả năng sinh sản. Có khoảng 80% phụ nữ được chỉ định điều trị với thuốc này sẽ bắt đầu rụng trứng trong vòng 3 tháng đầu tiên. Trong số đó, có đến 30-40% phụ nữ mang thai trong lần điều trị thứ 3.
Thuốc tẩy lông
Một vài phương pháp điều trị có thể giúp loại bỏ lông không mong muốn hoặc ngăn chặn nó phát triển. Kem Eflornithine (Vaniqa) là một loại thuốc theo toa làm chậm sự phát triển của tóc. Triệt lông bằng laser và điện phân có thể loại bỏ những sợi lông không mong muốn trên khuôn mặt và cơ thể bạn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể là một lựa chọn để cải thiện khả năng sinh sản nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Về điều trị ngoại khoa, đã được áp dụng bằng các phương pháp như cắt góc buồng trứng, xẻ múi cam, và đã gây được phóng noãn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, với kỹ thuật đó có rất nhiều nhược điểm không có lợi cho bệnh nhân như: tai biến phẫu thuật, dính sau mổ, gây suy buồng trứng sớm.
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định nữa gọi là khoan buồng trứng. Khoan buồng trứng là một thủ thuật tạo ra các lỗ nhỏ trong buồng trứng bằng laser hoặc kim được đốt nóng mỏng để khôi phục sự rụng trứng bình thường của phụ nữ.
Không giống như những phương pháp khác, khoan buồng trứng là phương pháp chỉ sử dụng một lần. Tác động chỉ mang tính chất tạm thời, nhưng có khoảng 50% phụ nữ mang thai ngay trong vòng 1 năm kể từ khi phẫu thuật.
Thụ tinh trong ống nghiệm
Nếu không còn phương pháp điều trị nào phù hợp với bạn thì thụ tinh trong ống nghiệm được xem là phương pháp tối ưu. Để thực hiện phương pháp này, trước tiên bác sĩ sẽ lấy trứng và tinh trùng để tiến hành quy trình thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Sau đó, phôi được đưa vào tử cung của người phụ nữ để phôi có thể phát triển thành thai nhi. Tỷ lệ mang thai phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng sinh sản của chị em.
Những lời khuyên giúp tăng khả năng thụ thai nếu bạn bị buồng trứng đa nang
- Thay đổi cách sống lành mạnh. Giảm cân, tập thể dục thường xuyên, nghe nhạc và có mục tiêu thiết thực.
- Thiết lập mạng lưới theo dõi sức khoẻ tốt. Có những bác sĩ sản khoa chuyên về ĐNBT. Nên nắm bắt khoảng thời gian vàng cho khả năng sinh sản của phụ nữ.
- Bỏ hút thuốc lá. Nếu bạn có hút thuốc.
- Không dùng thuốc kích thích và hạn chế uống rượu.
- Giới hạn lượng caffeine mỗi ngày – caffeine làm tăng nguy cơ sẩy thai giai đoạn sớm.
- Theo dõi nhiệt độ cơ thể để biết thời điểm rụng trứng. Tuy nhiên, những người bị ĐNBT rụng trứng rất thất thường, và có khi nhiệt độ cơ thể không tăng.
- Một số nhà nghiên cứu cho rằng những người bị ĐNBT nên uống thuốc liên tục tới ngay trước thời điểm muốn có thai. Khả năng thụ thai lúc này có thể tăng vọt.
- Một điều quan trọng nữa là khả năng thụ thai không chỉ do người phụ nữ. Phân tích tinh trùng cũng cho những thông tin quan trọng như chất lượng tinh trùng, số lượng, khả năng di chuyển và sức khoẻ tinh trùng. Những yếu tố này đều liên quan đến sự thành công của quá trình thụ thai.
- Nên giữ tinh thần khoẻ khoắn. Nếu cần, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.
Nếu bạn bị buồng trứng đa nang, hãy lên kế hoạch thăm khám thường xuyên với bác sĩ để chăm sóc sức khỏe của chính mình. Cần thường xuyên thực hiện xét nghiệm tiểu đường, huyết áp cao và các biến chứng có thể xảy ra.
Lời kết:
Như vậy, có thể thấy buồng trứng đa nang là một bệnh lý khá phực tạp ở nữ giới. Nó gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em. Do đó, chúng ta cần có những biện pháp chăm sóc, tầm soát sức khỏe phụ khoa sớm và hiệu quả.
Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, chị em có thể chọn tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ miễn phí